Diễn đàn các nước xuất khẩu khí ( GECF) cho biết các nhà sản xuất khí tự nhiên phải tăng công suất để cung cấp cho thế giới ngày càng đói khí nhưng cần những hợp đồng đáng tin cậy để thực hiện điều đó.
Sau vài năm bổ sung thêm công suất lớn gây ra dư thừa nguồn cung trên toàn cầu và giảm giá, các nhà cung cấp khí đã thắt chặt nguồn cung do khủng hoảng năng lượng hạt nhân của Nhật Bản, biến động chính trị tại các nước sản xuất và nhu cầu tăng từ những người tiêu dùng mới.
Nhiều nhà phân tích cho biết khí gas cung cấp quá nhiều đã gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu kể từ khi Hoa Kỳ nhà nhập khẩu lớn trước đây trở thành tự cung cấp đủ, với khí đá phiến sẽ sớm biến mất do xuất khẩu gián đoạn trong cuộc chiến tranh tàn phá Libya, nhu cầu tăng và thiếu nguồn cung cấp mới.
Leonid Bokhanovsky tổng thư ký của GECF nói tại hội nghị nhóm lần đầu tiên sau khi sóng thần đánh vào Nhật Bản trong tháng 3 “các nước thành viên đang làm việc để đảm bảo bất chấp không khí chính trị tại bất cứ một nước sản xuất nào, có một thị trường an toàn, dự đoán được và an toàn đối với khí tự nhiên”
Nhưng nhóm một số nhà xuất khẩu khí gas lớn thế giới cho biết người tiêu dùng phải cam kết mua nhiên liệu hoá thạch carbon thấp trong một giai đoạn dài nếu họ muốn xây dựng cơ sở hạ tần tốn kém.
Thứ trưởng bộ năng lượng Nga, ông Anatoly Yanovsky nói “cơ chế các hợp đồng khí dài hạn là yếu tố cơ bản của phát triển thị trường khí gas. Nó là một đảm bảo cho cả người bán và người mua”
Những hội nghị trước của GECF đã bị chi phối bởi tranh luận về cách để làm dịu ảnh hưởng của bùng nổ khí đá phiến tại Hoa Kỳ do họ đã hy vọng bán số lượng lớn khí kéo dài hàng thập kỷ cho nền kinh thế lớn nhất thế giới.
Nhưng nhu cầu từ các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Nam Mỹ đang tăng lên nhanh chóng trong khi Nhật Bản trở thành phụ thuộc nhiều hơn vào khí gas từ khi đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima, cuộc khủng hoảng hạt nhân đã thúc đẩy những nước khác xem xét lại các kế hoạch hạt nhân và tìm đến khí gas nhu một nhiên liệu carbon thấp thay thế.
Bộ trưởng năng lượng của Ai Cập ông Abdullah Ghorab nói “hy vọng tăng nhu cầu khí gas toàn cầu nghĩa là khả năng sản xuất khí mới sẽ tăng thêm đáng kể”. Ông nói thêm các nhà xuất khẩu có thể không dự kiến tiêu tốn hàng chục tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng mới mà không có sự cam kết từ người tiêu dùng.
Khi nguồn cung cấp phình ra và giá sụt xuống năm ngoái một số nhà quan sát thị trường khí gas sợ GECF có thể cố gắng bắt chước tổ chức OPEC bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp để đẩy giá tăng lên.
Nhưng các thành viên GECF cho biết không cần cắt giảm sản lượng khí tự nhiên và bất kỳ nguồn cung cấp thêm nào trên thị trường do nhu cầu đang tăng.
Bokhanovsky cho biết Qatar, nước xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới và là trụ sở chính của GECF đã không tham dự hội nghị tại Cairo do “hoàn cảnh đặc biệt”. Ông không thể bình luận liệu chăng sự vằng mặt của Qatar là do Libya – nơi Qatar đang hỗ trợ phiến quân chống chính phủ - gửi đại diện chính phủ thay thế tới hội nghị sau sự rời bỏ của bộ trưởng năng lượng Shokri Ghanem vào hôm thứ tư.
Theo Vinanet