Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Năm 2020 hết nhập siêu

6/16/2011 9:43:46 AM

Theo TS Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, trong chính sách phát triển thương mại bền vững giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức 12%/năm trong 10 năm để cân bằng cán cân thương mại và chuyển sang xuất siêu từ năm 2020 trở đi.

 

Phát biểu tại Hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020” ngày 14-6, TS Thành cho rằng, với mục tiêu này và mục tiêu cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2020, việc cấp bách đầu tiên là phải tạo ra các đột phá để cơ cấu lại thị trường và hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, tiêu chí chất lượng, hiệu quả, tính bền vững phải đặt lên hàng đầu.

 

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá phổ biến, nhất là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại từ Trung Quốc và qua các cửa khẩu tiếp giáp với Lào và Campuchia chưa được ngăn chặn. Quản lý nhập khẩu chưa tốt làm nảy sinh hiện tượng gian lận thương mại, làm trầm trọng thêm sự bất ổn định kinh tế và xã hội.

 

Các nhà nghiên cứu chính sách của Việt Nam cho rằng, phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Song, mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là phải gắn với tính bền vững và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 

Theo TS Lê Đăng Doanh, xuất khẩu của Việt Nam không hề bền vững và cần nhìn thẳng vào sự thật này để phân tích. Hiện cơ cấu xuất khẩu của ta chậm chuyển biến, qua từng ấy năm vẫn xuất khẩu các sản phẩm thô là chính. Các sản phẩm công nghiệp chỉ có dệt may, da giầy, hàng điện tử. Với chính sách vĩ mô này, lạm phát như hiện nay thì dệt may Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với Indonesia, Bangladesh vì ta phải tăng lương mà giá quốc tế là giá so sánh.

 

“Ta nhập siêu thế này sẽ dẫn tới phụ thuộc vào Trung Quốc, giống như dệt may. Nếu giờ Trung Quốc dừng cung ứng nguyên phụ liệu thì các nhà máy dệt may sẽ lao đao. Chúng ta hội nhập nhưng là hội nhập thụ động chứ không chủ động. Hiện ta mới mang đất đai, ưu đãi thuế để thu hút đầu tư vào. Đây là điều hết sức khó khăn và nguy hiểm đối với chúng ta”- Ông Doanh nói.

 

Theo TPO

TIN LIÊN QUAN
Mỹ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu (6/6/2014 9:23:30 AM)
EU phê duyệt liên minh P3 (6/5/2014 8:55:49 AM)
Đưa hàng Việt vào EU (6/4/2014 9:36:54 AM)
Xuất khẩu tôm sang EU có nhiều điều kiện bứt phá (5/20/2014 9:20:31 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
EU- Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (4/14/2014 9:03:13 AM)
Việt Nam đang tiến gần đến FTA với EU, TPP (4/5/2014 8:50:50 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hướng mở rộng sang EU (3/26/2014 9:15:37 AM)
Xuất khẩu surimi sang EU bứt phá ngay từ tháng đầu năm (3/20/2014 9:56:55 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com