Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản

6/24/2011 10:21:45 AM

Từ đầu năm đến nay, đã có đến 147 doanh nghiệp Việt Nam ngừng xuất khẩu hải sản.

Một trong những nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Bài toán đối với doanh nghiệp không còn là tìm thị trường tiêu thụ, mà là tìm đủ nguyên liệu để sản xuất.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản đạt trên 180 ngàn tấn với kim ngạch khoảng 735 triệu USD. Hải sản Việt Nam đã có mặt ở 106 thị trường. Tuy nhiên, đáng chú ý là hiện chỉ còn 646 doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, giảm 147 so với năm 2010 (793 doanh nghiệp).

Bà  Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP cho rằng, việc thiếu nguyên liệu năm nay do tác động của nhiều yếu tố. Thứ nhất, nguyên liệu tại nhiều vùng đánh bắt có dấu hiệu cạn kiệt do hậu quả từ việc đánh bắt vô tổ chức, không thể bảo quản.

Thứ hai, khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng đến sản lượng, mùa vụ. Năm nay mùa đánh bắt đã đến chậm hơn mọi năm một tháng.

Thứ ba, nhiều tàu không ra khơi đánh bắt do chi phí xăng dầu tăng, an toàn trên biển không đảm bảo, do ảnh hưởng từ việc cấm biển của Trung Quốc.

Thứ tư là tình trạng cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu. Hiện nhiều thương nhân Trung Quốc rải đều khắp để mua nguyên liệu ở các cảng và chợ đầu mối. Ông Nguyễn Điển, Giám đốc Công ty Cổ phần Procimex (Đà Nẵng) cho biết, tuy đã nâng giá cao hơn mức giá từ phía thương nhân Trung Quốc, nhưng vẫn không mua đủ nguyên liệu.

Ông Phạm Xuân Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Thuận (Nha Trang), nói lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp này thu mua được chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến. Giá nguyên liệu cứ theo đà tăng do tác động từ các yếu tố trên trong khi đầu ra không thể tăng nhiều khiến doanh nghiệp lao đao. Nếu họ không mua nguyên liệu thì không thể hoạt động, còn xuất khẩu với giá cao thì khách hàng không mua.

Hiện chưa có số liệu đánh giá nguồn lợi, trữ lượng của các loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu để ngư dân hoặc doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng cho việc kinh doanh của mình. Do đó, khi khan hiếm nguyên liệu, “có doanh nghiệp lo ngại nguyên liệu sẽ cạn kiệt, nên khi có nguyên liệu là cứ mua vào mà không tính toán lời lỗ”, bà Sắc cảnh báo.

Bà cũng cho biết, Indonesia đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước, Việt Nam nên nghĩ tới phương án này để giữ nguồn nguyên liệu trong nước. Về lâu dài, theo bà Sắc, việc giải quyết bài toán nguyên liệu cần sự góp sức xuyên suốt từ ban ngành nhà nước đến các nậu vựa, ngư dân.

Theo đó, Ủy ban Hải sản thuộc VASEP kiến nghị Nhà nước có đề án và đầu tư cụ thể trong việc phát triển các chương trình tạo nguồn nguyên liệu hải sản cho các doanh nghiệp (nuôi biển, hợp tác nhập khẩu nguyên liệu với nước ngoài...). Đồng thời có đề án đánh giá và công bố trữ lượng các loài có giá trị xuất khẩu. Mặt khác, cần hỗ trợ cho ngư dân nhiều hơn để họ bám biển, duy trì sản lượng nguyên liệu cho xuất khẩu.

Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu, một vấn đề khác được các doanh nghiệp trong ngành quan tâm trong hội nghị doanh nghiệp xuất khẩu hải sản mới đây là vấn đề dùng kháng sinh bị cấm Chloramphenicol trong bảo quản nguyên liệu trên các tàu cá. Sau thời gian tạm lắng, cho đến nay do việc quản lý dần lơi lỏng, vấn đề này lại tái diễn và có dấu hiệu nghiêm trọng. Hiện tại, phía Nhật, Mỹ, Đức, Ý cũng đã gửi cảnh báo.

Theo Ủy ban Hải sản, vấn đề cảnh báo nhập khẩu các lô hàng nhiễm kháng sinh này đang nóng trở lại, với nguy cơ bị mất thị phần cũng như uy tín từ các thị trường truyền thống.

Ủy ban Hải sản đã kiến nghị Nhà nước kiểm soát việc phân phối chất Chloramphenicol. Đồng thời, theo bà Sắc, nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ tàu thuyền trang bị hệ thống bảo quản nguyên liệu trên tàu sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Bởi nếu tàu tốt, nguyên liệu được bảo quản tốt (thay vì trước đây phải đến 50-60% nguyên liệu bị bỏ đi), ngư dân sẽ thay đổi ý thức.

 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Mỹ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu (6/6/2014 9:23:30 AM)
EU phê duyệt liên minh P3 (6/5/2014 8:55:49 AM)
Đưa hàng Việt vào EU (6/4/2014 9:36:54 AM)
Xuất khẩu tôm sang EU có nhiều điều kiện bứt phá (5/20/2014 9:20:31 AM)
Xuất khẩu sắn 3 tháng đầu năm giảm cả về lượng và kim ngạch (5/14/2014 10:00:20 AM)
Đồng USD suy yếu do Mỹ-Nhật chưa thống nhất về TPP (4/25/2014 9:38:53 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
EU- Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (4/14/2014 9:03:13 AM)
Việt Nam đang tiến gần đến FTA với EU, TPP (4/5/2014 8:50:50 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Than xuất khẩu có thể chịu thuế cao (6/24/2011 10:19:21 AM)
Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng mạnh (6/24/2011 10:12:01 AM)
Hai phương pháp xác định giá sàn xuất khẩu gạo (6/24/2011 10:08:58 AM)
Áp giá sàn cho cá tra xuất khẩu (6/24/2011 10:07:49 AM)
Xuất khẩu châu Á gặp khó vì Mỹ và châu Âu (6/23/2011 9:41:57 AM)
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị ủng hộ ngư dân bám biển (6/23/2011 9:41:15 AM)
Mỹ lùi thời hạn công bố thuế chống bán phá giá tôm VN (6/23/2011 9:40:34 AM)
Sẽ tăng thuế xuất khẩu than lên 20% (6/23/2011 9:39:37 AM)
Áp lực nhập siêu vẫn gia tăng (6/23/2011 9:38:55 AM)
Nhập siêu tháng 5 không “căng” như dự báo (6/22/2011 9:50:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com