Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Cạnh tranh nguyên liệu: Doanh nghiệp “nội” yếu thế

7/11/2011 10:19:16 AM

Hiện nay nhu cầu của thị trường quốc tế đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam là rất lớn. Song các doanh nghiệp trong nước lại không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài để thu mua nguyên liệu ngay chính ở sân nhà.

Không chỉ dừng lại ở việc một số người dân Trung Quốc sang Việt Nam mua thực phẩm phục vụ nhu cầu gia đình, theo ghi nhận từ các hiệp hội, ngành hàng thì trong thời gian gần đây, không ít doanh nghiệp từ nước láng giềng này còn sang thu gom nguyên liệu phục vụ sản xuất khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) phản ánh, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng, dù nhu cầu của thị trường được dự báo tăng khá mạnh.

Nguyên nhân, theo ông Nam một phần là do tại nhiều vùng nuôi tôm trong nước đang xảy ra dịch bệnh. Nhưng tình hình trên càng nghiêm trọng hơn khi có hiện tượng thương nhân và người dân Trung Quốc sang thu mua vét nguyên liệu của Việt Nam khắp từ miền Trung tới miền Nam. “Việc thu mua này diễn ra cả trên biển và cả trên bờ khiến các doanh nghiệp càng thêm khó về nguyên liệu để phục vụ sản xuất”, ông Nam bức xúc.

Cũng nói về khó khăn của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh thu mua nguyên liệu với nước ngoài, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) còn quan ngại “Trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự thay đổi, các doanh nghiệp trong nước sẽ chỉ làm gia công xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài”.

“Trông người lại ngẫm tới ta”, ông Đỗ Hoài Năm, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng doanh nghiệp nước ngoài không chỉ có lợi thế về tài chính mà còn có phương pháp quản lý tốt nên có thể mở các điểm thu mua tới tận các huyện, các xã để thu mua nguyên liệu nên “thắng” trong cuộc cạnh tranh này cũng là điều dễ hiểu.

Trước thực trạng trên, đại diện cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ông Nam kiến nghị Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có biện pháp phù hợp với các quy định của WTO để hạn chế doanh nghiệp nước ngoài tranh mua nguyên liệu trong nước.

Về phía cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho hay Bộ đã có văn bản yêu cầu nhưng hề chưa nhận được thông tin phản hồi từ các địa phương, hiệp hội, ngành hàng cũng như chưa có doanh nghiệp nước ngoài nào vi phạm các cam kết khi tham gia thị trường Việt Nam bị “nêu danh”.

Bà Trần Thị Miêng, Phó cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì nhìn nhận trong thương mại quốc tế có thể có những mặt hàng vừa xuất, vừa nhập trong cùng một thời điểm.

Vấn đề là phải kiểm soát hàng nhập khẩu làm sao để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Còn đối đối với hàng xuất khẩu thì phải kiểm soát được lượng xuất nhiều hay ít, việc này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hay diễn ra lâu dài… để không gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Cơ quan chức năng chỉ có thể kiểm soát ở biên giới theo các thông lệ quốc tế, không thể đặt ra việc ngăn sông cấm chợ như trước đây vì hiện Việt Nam đã gia nhập WTO.

Cũng theo bà Miêng, thực tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rất nhiều lần có kiến nghị về việc cần ưu tiên các doanh nghiệp thu mua nông lâm thủy sản để phục vụ cho công tác xuất khẩu và Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã nói rất rõ về điều này. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn tồn tại không ít vấn đề.

 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD (6/18/2014 9:50:26 AM)
Myanmar: Nhà cung cấp thủy sản nguyên liệu tiềm năng (6/18/2014 9:43:50 AM)
Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7 tỷ USD (6/16/2014 9:12:26 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 5 tháng 2014 (5/30/2014 10:57:47 AM)
5 tháng, xuất khẩu thủy sản tăng 25%, sản xuất tăng 3,2% (5/27/2014 9:36:28 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc hồi phục (5/23/2014 9:11:50 AM)
Các nhà kinh doanh thủy sản Trung Quốc gặp khó (5/22/2014 10:07:19 AM)
Sản lượng thủy sản tháng 4 đạt hơn 423.000 tấn (5/21/2014 9:23:31 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Pháp: Cá tra khó khăn, tôm rộng cửa (5/16/2014 9:42:30 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thương nhân khó xuất khẩu gạo (7/11/2011 10:18:44 AM)
Kim ngạch thương mại VN-Indonesia tăng mạnh (7/11/2011 10:18:13 AM)
4 nước được xuất khẩu hàng có nguồn gốc thực phẩm vào VN (7/11/2011 10:14:47 AM)
Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ gặp khó (7/11/2011 10:13:53 AM)
Kiến nghị giải tỏa các lô hàng thực vật nhập khẩu (7/11/2011 10:13:09 AM)
Xuất khẩu nông - thuỷ sản: Tự ta làm khó cho ta (7/8/2011 9:47:24 AM)
Indonesia sẽ nhập 1 triệu tấn gạo của Việt Nam (7/8/2011 9:45:34 AM)
Hạt điều nhập khẩu ách tắc ở cảng (7/8/2011 9:43:54 AM)
WTO: Trung Quốc hạn chế xuất khoáng sản “là trái phép” (7/7/2011 10:26:51 AM)
Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo: Thiếu thực tế (7/7/2011 10:25:23 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com