|
Thiếu nguyên
liệu trong nước do các thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua hải sản ở các vùng
biển, nhất là miền Trung; vướng các thủ tục kiểm tra chất lượng thủy sản xuất
khẩu … là những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khai thác biển
(hải sản).
Bà Nguyễn Thị
Thu Sắc - Phó chủ tịch Vasep, Chủ tịch Ủy ban Hải sản thuộc Vasep, Giám đốc
Công ty TNHH Hải Nam (Hai Nam Co.,Ltd) cho rằng, thiếu nguyên liệu vẫn sẽ là
bài toán dai dẳng không có lời giải nếu không có biện pháp tháo gỡ triệt để
hoặc nhà nước "bỏ quên" hải sản khai thác.
Hiện nay, dọc
bờ biển miền Trung có hàng trăm nhà máy chế biến thủy sản vừa và nhỏ, có đội
ngũ công nhân lành nghề, siêng năng, hệ thống nhà xưởng được trang bị tốt. Lợi
thế lớn như vậy nhưng nhiều nhà máy vẫn bỏ trống, công nhân không có việc làm
do thiếu nguyên liệu, do thương nhân Trung Quốc mua gom hải sản, nên 2-3 năm
trở lại đây, nhiều doanh nghiệp hải sản đã nhập khẩu nguyên liệu về gia công
xuất khẩu nhưng với mức độ cầm chừng.
Các nhà máy chế
biến thủy sản các nước trong khu vực nhập một lô hàng nguyên liệu đưa về nhà
máy chỉ mất 2-3 ngày trong khi các doanh nghiệp hải sản Việt Nam hiện nay mất
hơn 1 tuần, thời gian làm thủy tục xuất khẩu còn kéo dài thời gian hơn.
Hiện nay, phí
vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản cao gấp 2-3 lần so với Trung Quốc. Nhưng
phí gia công tại nước ta lại thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực
do nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ. Điều này khiến nhiều khách hàng nước ngoài
muốn gia công nguyên liệu tại Việt Nam. Tận dụng cơ hội này để nâng cao năng
lực cạnh tranh nhưng doanh nghiệp lại phải đau đầu với nhiều chi phí khác,
trước hết là chi phí kiểm hàng.
Theo ông Phan
Thanh Chiến – Tổng giám đốc Công ty Hải Việt (Havico), hiện nay, một container
tôm 40 feet gồm 2 mặt hàng tôm nobashi và sushi của Havico đang phải đóng 5,8
triệu đồng chi phí kiểm hàng. Với 1 ao tôm trung bình thu hoạch khoảng 5 tấn,
doanh nghiệp phải phân loại ra 10 container khác nhau. Như vậy, trong tháng 10
vừa qua, Havico đã phải bỏ ra gần 350 triệu cho chi phí tự kiểm và trung bình
mỗi năm Havico chi 6 tỉ đồng cho hoạt động này.
Mục tiêu của
ngành thủy sản tới năm 2015 xuất khẩu đạt kim ngạch 8 tỉ đô la, trong đó hải
sản biển đạt 3 tỉ đô la Mỹ.
|
Theo Quyết định số 2654/QĐ-BNN-QLCL ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN-PTNT) ban hành biện pháp kiểm tra tăng cường về chất lượng,
an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Canađa và Nhật Bản, kể từ ngày
31/10, 100% lô hàng tôm nuôi, cá tra, basa và các sản phẩm chế biến từ các loại
thủy sản này xuất khẩu vào Canađa và Nhật Bản buộc phải lấy mẫu kiểm nghiệm về
chỉ tiêu Enrofloxacin và Ciprofloxacin.
Như vậy, theo Thông tư số
55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011 cũng của bộ này về việc kiểm tra, chứng nhận
chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản và Quyết định số 2654, sản phẩm tôm
sushi và vụn kizami nếu xếp chung một container xuất khẩu sẽ phải lấy đến 4 mẫu
kiểm tra chỉ tiêu Trifluralin, 8 mẫu kiểm tra chỉ tiêu Enrofloxacin và
Ciprofloxacin. Điều này khiến chi phí kiểm nghiệm của doanh nghiệp tăng đến con
số khủng khiếp.
Theo Thesaigontime
|