|
Như một cơ thể không k Mặc
dù đã cố gắng vượt qua thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng cũng từ đây
cấu trúc của nền kinh tế nước ta đã bộc lộ rõ sự bất cập, những nhược điểm cần
được khắc phục, sửa chữa.hỏe mạnh đã được các
thầy thuốc bắt trúng bệnh, phải "Tái cấu trúc nền kinh tế" đó chính
là toa thuốc hồi sinh đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững,
bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng…
Bắt "bệnh" nền kinh tế
Tái
cơ cấu nền kinh tế, cụm từ này trở thành tâm điểm, nóng lên tại nghị trường,
khi các đại biểu Quốc hội thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế
- xã hội năm 2005 - 2010 và năm 2011, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2011 - 2015.
Năm
2009, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư nghiên cứu, đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế, từ đó định
hướng đưa nước ta vượt qua cơn bão khủng hoảng. Có thể nói, tái cấu trúc nền
kinh tế là quá trình tổ chức, xây dựng lại cấu trúc, làm thay đổi thành phần
hay cấu tạo của nền kinh tế, tạo ra sự phân bổ và sử dụng hợp lí hơn các nguồn
lực hiện nay. Trong cấu trúc nền kinh tế, Nhà nước có vai trò đặc biệt, có thể làm
thay đổi các mối quan hệ, thiết lập một cơ cấu mới.
Nếu
coi tái cơ cấu là "toa thuốc" thì căn bệnh của nền kinh tế nước ta là
gì? Cho đến thời điểm này, kinh tế của Việt Nam đã vượt qua sự ảnh hưởng bởi
khủng hoảng suy giảm mạnh của nền kinh tế thế giới; nhưng nhìn lại đã bộc lộ
những yếu kém bất cập. Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kì họp thứ hai Quốc
hội khóa XIII này nêu rõ: "Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát và lãi
suất tín dụng còn cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một
số ngân hàng thương mại khó khăn, dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá
còn lớn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất
kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế còn chậm". Không chỉ Chính phủ nhìn ra những yếu kém bất cập trên,
báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng gióng lên hồi chuông báo động trước
tình hình "Kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh,
lạm phát tăng cao, dư nợ tín dụng tăng nhanh, thâm hụt thương mại, nhập siêu
kéo dài, bội chi ngân sách trong nhiều năm ở mức cao, nợ công đã đến ngưỡng an
toàn trong khi hiệu quả đầu tư công thấp, đặt ra những vấn đều lo ngại về quản
lí và trả nợ trong trung hạn và dài hạn". Những nhận định trên dù không
muốn cũng là sự thực, đặt Việt Nam đứng trước áp lực tái cấu trúc nền kinh tế.
Tái cơ cấu - " toa thuốc" cần “uống ngay”
Hội
nghị lần thứ 3 BCH T.Ư Đảng (khóa XI) tháng 10 vừa qua, đã đưa ra quyết định
tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó ba lĩnh vực quan trọng nhất là đầu tư công,
thị trường tài chính, ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, từ đó
chuyển dịch, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Đánh giá tầm quan trọng của tái cấu trúc nền
kinh tế, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định: "Phải thực hiện ngay từ bây
giờ. Không thể chậm trễ hơn được nữa".
Tái
cấu trúc bắt đầu từ đâu? Theo ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, phải bắt đầu từ đầu tư công, vì hiện tại đầu tư công nhiều mà hiệu quả
chỉ vừa phải, lãng phí. Tái cấu trúc đầu tư công là phân bổ lại các nguồn lực
toàn xã hội cho đầu tư phát triển đất nước, để tạo cơ cấu kinh tế hợp lí nhất,
đạt năng suất, hiệu quả kinh tế lớn nhất và năng lực cạnh tranh quốc gia cao nhất,
cấu trúc lại các công trình, dự án đã đầu tư không phù hợp, để lại hậu quả xấu,
nền kinh tế quốc dân phải gánh chịu. Ngăn ngừa việc tiếp tục sản sinh ra những
danh mục đầu tư không phù hợp, gây lãng phí lớn nguồn lực của dân. Phải cắt
giảm đầu tư công một cách thực chất, xuống dưới 1/3 GDP (năm 2011 ở mức trên
40%), chính là để vừa thực hiện giảm tổng cầu, góp phần chống lạm phát trước
mắt, tạo cơ cấu kinh tế hợp lí trong trung và dài hạn. Tăng đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông nông thôn, miền núi, công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ
sinh học… nhằm phát triển kinh tế bền vững.
Thủ
tướng khẳng định, một trong những nhiệm vụ năm 2012 "Trọng tâm là hệ thống
ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phải tái cơ cấu lại". Những
chuyển dịch của ngành ngân hàng đã thể hiện khi tân Thống đốc siết trần huy
động 14%. Từ đây lộ ra không ít các ngân hàng "sức khỏe" không tốt
trong cán cân thanh toán, đã buộc phải huy động lãi suất tiếp kiệm lên 18-20%,
dẫn tới những bất trắc rủi ro trong hoạt động. Tổng tài sản của ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay rất lớn, gấp đôi GDP trong nước, một tỉ lệ rất
cao, trong khi đó dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng chiếm trên 125% GDP. Nợ xấu
do các ngân hàng báo cáo là trên 3% nhưng các tổ chức nước ngoài đánh giá ít nhất
là 10%.
Trong
thông báo phát đi mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận có một số ngân
hàng bị mất cân đối nguồn vốn, tạm thời gặp khó khăn về thanh khoản. Tuy vậy,
NHNN cũng khẳng định sẽ không để tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, hướng tới mục tiêu
cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Lĩnh
vực thứ 3 cần phải tái cơ cấu đó là doanh nghiệp. Hiện nay gần 5 vạn doanh
nghiệp đã phải giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động, dự báo con số này cuối
năm nay sẽ lên tới 6 vạn, chiếm 10% tổng số doanh nghiệp cả nước. Vậy phải cơ
cấu lại doanh nghiệp như thế nào? Không thể chỉ đổ lỗi cho ngành ngân hàng cho
vay lãi suất cao, đẩy doanh nghiệp tới làm ăn thua lỗ vì các trang trải không
đủ trả cho lãi suất ngân hàng. Trong gần 5 vạn doanh nghiệp đứng trước bờ "vực
thẳm" nhìn lại, có hàng nghìn doanh nghiệp sinh ra dưới thời có doanh
nghiệp để bán "hoá đơn", nay đã có cơ chế các danh nghiệp tự in hoá
đơn, thế là hàng nghìn doanh nghiệp kia hết cách làm ăn, phải giải thể. Lại có
hàng nghìn doanh nghiệp sinh ra trong cơ chế lập dự án xin đất xây dựng khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cấp cho dự án… Họ đã làm xong sứ mệnh
"chạy dự án", để bán nhượng lại đất đai dự án cho các doanh nghiệp
khác, rồi ngừng hoạt động và giải thể ra đi. Lại có những doanh nghiệp được sinh
ra chỉ có cái vỏ với nguồn lực "vốn ma", phải đi vay đi mượn lãi suất
cao, đẩy họ vào cảnh "chết yểu". Có những doanh nghiệp chuyên sống
bằng nguồn vốn của Nhà nước cấp, giờ cạnh tranh với thị trường không nổi, cũng
"sống dở, chết dở".
Việc
cần làm ngay là phải thắt lại việc "sinh ra những đứa con (doanh nghiệp) không
đủ ngày đủ tháng" để mang gánh nặng cho xã hội. Cần cắt bầu sữa đầu tư của
Nhà nước cho các Tập đoàn, các Tổng công ty có đặc thù đặc lợi riêng khai thác
tài nguyên khoáng
sản đất nước mà vẫn làm ăn thua lỗ kiểu như tập đoàn Than
khoáng sản, Điện lực, xăng dầu, Vinashin…
Theo Baomoi
|