Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Giá năng lượng bất ổn cùng “chảo lửa” Trung Đông?

11/23/2011 9:38:49 AM

Phiên giao dịch đêm 22/11, giá dầu thô quốc tế bất ngờ tăng khá mạnh trở lại, lên trên 98 USD/thùng, chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm giá liên tiếp. Những căng thẳng tại "chảo lửa" Trung Đông đã khiến giới đầu tư lo lắng về khả năng cung dầu.

Chốt phiên giao dịch đầy biến động này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 tăng 1,09 USD/thùng, tương ứng 1,1%, lên 98,01 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Mức giá cao nhất trong ngày của dầu loại này là 98,7 USD/thùng.

Hôm qua, thị trường dầu chịu tác động mạnh từ những diễn biến chính trị bất ổn ở Trung Đông, bao gồm việc Mỹ và các đồng minh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và những cuộc bạo động leo thang tại Ai Cập.

Phát biểu ngày 22/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast phản đối các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ và các nước phương Tây áp đặt đối với nước này. Theo ông, các biện pháp đó thể hiện thái độ thù địch của phương Tây với Iran.

Trước đó ngày 21/11, Mỹ cùng một số nước đồng minh phương Tây đã đồng loạt tuyên bố áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt mới, nhằm cách ly nước Cộng hòa Hồi giáo ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Cụ thể, Mỹ liệt Iran vào dạng “mối quan tâm về rửa tiền”; đưa vào danh sách đen 11 tổ chức và cá nhân nghi ngờ hỗ trợ chương trình hạt nhân Iran. Lệnh trừng phạt cũng mở rộng nhắm vào các công ty giúp đỡ phát triển công nghiệp dầu, hóa dầu của Iran.

Anh cũng công bố những quy định mới yêu cầu các tổ chức tín dụng, tài chính của nước này ngừng giao dịch với các ngân hàng Iran. Còn Canada quyết định ngăn chặn toàn bộ giao dịch tài chính giữa hai nước, gồm cả Ngân hàng Trung ương Iran.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Mehdi Ghazanfari khẳng định, trừng phạt là trò chơi không có người thắng cuộc. Theo ông, các biện pháp này tuy có làm ảnh hưởng không ít tới lợi ích kinh tế của Iran, nhưng chung quy thì cả phương Tây cũng sẽ chịu thiệt.

Tại Ai Cập, một quốc gia dầu lửa khác, tình hình cũng đang rất hỗn loạn, bất chấp nhà cầm quyền quân đội nước này đã đồng ý thành lập một chính phủ mới và hứa trao quyền cho một cơ cấu dân sự vào tháng 7 năm tới.

Thống chế Mohamed Hussein Tantawi nói trên truyền hình quốc gia rằng các chính trị gia đồng ý bắt đầu tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 28/11 theo như dự kiến, với mục đích tổ chức bầu cử Tổng thống trước cuối tháng 6/2012.

Tuy nhiên, người biểu tình tiếp tục đòi quân đội chấm dứt cai trị ngay lập tức. Số người tập trung tại quảng trường Tahir của thủ đô Cairo hôm qua lên tới cao nhất trong 4 ngày. Bộ Y tế Ai Cập cho biết ít nhất 29 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.

Những tin tức hỗn loạn về Trung Đông đã gây sức ép lên thị trường dầu, khiến nhà đầu tư thực sự lo lắng về tình hình cung dầu. Thêm vào đó, Viện Dầu khí Mỹ cũng công bố lượng dự trữ dầu trong tuần kết thúc ngày 18/11 đã giảm 5,6 triệu thùng.

Con số dự trữ dầu thô hàng tuần của Viện Dầu khí Mỹ cao hơn rất nhiều so với dự đoán. Cũng theo cơ quan này, thì lượng dự trữ xăng lại tăng tới 5,4 triệu thùng, vượt dự báo của giới phân tích. Dự trữ các chế phẩm khác từ dầu giảm 886 nghìn thùng.

Mặc dù nhận được nhiều tin tức có lợi cho thị trường dầu, nhưng đà tăng của mặt hàng năng lượng này vẫn đang bị cản phá bởi tình hình khủng hoảng nợ tại châu Âu. Hôm qua, chi phí vay mượn ngắn hạn của Tây Ban Nha đã lên cao nhất 14 năm.

Ngoài ra, tình hình kinh tế Mỹ cũng đang bộc lộ những dấu hiệu yếu kém, sau khi GDP quý 3 hậu điều chỉnh thấp hơn nhiều so với con số công bố tháng trước. Tin tức này đã phủ bóng lên triển vọng tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, các mặt hàng xăng, dầu sưởi tăng mạnh trở lại. Cụ thể, dầu sưởi giao tháng 12 tăng 4 xu, tương ứng 1,4%, lên 3,035 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn tăng 7 xu, tương ứng 2,9%, lên 2,56 USD/gallon.

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Iran, Trung đông (6/11/2014 9:22:25 AM)
Nga - Trung sắp xây cầu đường sắt xuyên biên giới đầu tiên (5/22/2014 9:01:48 AM)
Nhiều tiềm năng xuất khẩu thị trường Trung Đông (4/19/2014 10:07:09 AM)
Indonesia mục tiêu tăng khối lượng bán đồng (4/1/2014 9:29:52 AM)
Trung Đông: Lưu thông hành khách và hàng hóa dự kiến tăng cho đến năm 2023 (3/12/2014 10:21:13 AM)
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông tăng trưởng mạnh (12/4/2013 10:34:55 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu dây cáp đồng của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 (8/21/2013 9:42:20 AM)
Xe cá nhân Việt - Trung sẽ được đi sâu vào lãnh thổ của nhau (7/25/2013 10:58:39 AM)
Đồng London gần đáy 7 tuần do kế hoạch giảm chương trình kích thích của Fed (6/21/2013 10:16:24 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com