Một nghịch lý nữa cũng đang xảy ra là các nhà xuất khẩu Thái
phải mua gạo Pakistan để thực hiện hợp đồng vì nếu mua gạo trong nước sẽ bị lỗ.
Trái
với thông lệ, thông tin Việt Nam ký được hợp đồng bán 300.000 tấn gạo cho
Indonesia hầu như không tác động tới giá gạo Việt Nam cũng như thế giới, bởi
theo các thương gia thì lượng dự trữ hiện đang đầy ắp.
Một
nghịch lý nữa cũng đang xảy ra là các nhà xuất khẩu Thái phải mua gạo Pakistan
để thực hiện hợp đồng vì nếu mua gạo trong nước sẽ bị lỗ.
Tại
Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 25% tấm của tuần qua chỉ tăng nhẹ lên 515-525 đô
la/tấn, FOB, từ mức 505-510 đô la/tấn tuần trước. So với hồi đầu tháng, giá gạo
Việt Nam hiện giảm khoảng 20-25 đô la/tấn.
Một
thương gia ở TPHCM cho biết: “Hợp đồng ký với Indonesia chỉ là 300.000 tấn,
nhưng các nhà xuất khẩu đang giữ hơn 1 triệu tấn gạo trong kho”. Một thương gia
khác cho biết Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2), nhà xuất khẩu gạo
hàng đầu Việt Nam, đã tích trữ lúa gạo từ trước để chuẩn bị bốc xếp hàng cho
Indonesia, nên tin ký hợp đồng với Indonesia hầu như không ảnh hưởng tới giá
gạo trong nước và xuất khẩu.
Gạo 5%
tấm của Việt Nam tuần qua giá tăng nhẹ lên 555 - 565 đô la/tấn (FOB) từ mức 550
- 560 đô la/tấn một tuần trước đây. Nhu cầu lúc này rất thấp bởi khách hàng dự
đoán giá sẽ giảm khi bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân - đầu năm 2012.
Các
chuyên gia nhận định từ khi Ấn Độ thông báo xuất khẩu gạo trở lại, thị trường
gạo Việt Nam trở nên trầm lắng. Với mức giá chỉ 430-460 đô la/tấn, Ấn Độ đã
nhanh chóng bán được 1,5-1,8 triệu tấn gạo chỉ mới từ tháng 9 tới nay cho nhiều
khách hàng ở châu Phi và Trung Đông, kể cả một số nước châu Á như Bangladesh.
Nguồn
tin từ Ấn Độ cho biết hôm 15/11 Indonesia đã mua 250.000 tấn gạo Ấn Độ với giá
483 đô la/tấn. Ấn Độ đang nắm giữ lượng lúa gạo dự trữ khổng lồ: 20,3 triệu tấn
tính tới 1/10/2011, trong khi mục tiêu chỉ là 5,2 triệu tấn, bởi hai năm liên
tiếp bội thu.
Tại
Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo đang tìm kiếm nguồn cung từ Pakistan để thực
hiện việc giao hàng cho Trung Quốc do chính sách của chính phủ Thái khiến giá
gạo của nước này tăng lên rất cao.
Reuters
dẫn lời một thương gia Thái cho biết: “Giá gạo Pakistan hiện rẻ hơn nhiều so
với gạo mua trên thị trường trong nước gần đây tăng mạnh do sự can thiệpcủa
chính phủ”.
Gạo 5%
tấm của Pakistan được chào giá 450 đô la/tấn, FOB, thấp hơn nhiều so với giá
580-600 đô la/tấn gạo Thái Lan. Gạo 100% B của Thái Lan tuần qua giá vững ở 620
đô la/tấn do sự can thiệp của chính phủ, mặc dù lượng giao dịch rất ít.
Chính
phủ Thái Lan đã bắt đầu mua lúa của dân từ ngày 7/10 với giá 15.000 baht (480
đô la)/tấn, mức giá mà một số người tin rằng sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu lên mức
trên 800 đô la/tấn và khiến tất cả khách hàng rời bỏ nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới này để tìm tới những nguồn cung khác như Pakistan hay Ấn Độ.
Ảnh
hưởng từ chính sách can thiệp này cho tới nay không đáng kể bởi lũ lụt lớn suốt
nhiều tháng qua trên diện rộng ở Thái, khiến cho việc mua bán gạo bị gián đoạn.
Một số nông dân cần tiền mặt và không thể chuyển lúa tới bán cho chính phủ mà
buộc phải bán cho các nhà máy với giá rẻ hơn giá can thiệp. Do vậy, giá lúa ở
Thái hiện vẫn chỉ 9.000 baht/tấn.
Các nhà
xuất khẩu gạo Thái cho biết tình hình lũ lụt ở Thái Lan đã được cải thiện, nước
đang rút ở một số điểm, cho phép các nhà xuất khẩu trở lại bốc xếp gạo.
Xuất
khẩu gạo Thái tháng 10 giảm mạnh bởi lũ lụt cản trở việc vận chuyển. Khối lượng
gạo bốc xếp giảm xuống 628.000 tấn từ mức 890.000 tấn của tháng 9, theo số liệu
từ Bộ Thương mại Thái.
Tính từ
đầu năm tới nay, Thái Lan đã xuất khẩu 9,9 triệu tấn gạo, tăng so với 7,5 triệu
tấn năm 2010. Mục tiêu xuất khẩu cả năm nay là trên 10 triệu tấn.
Xuất
khẩu gạo Việt Nam năm nay cũng sẽ vượt mức 6,83 triệu tấn của năm 2010, lên
khoảng 7 triệu tấn. Khối lượng gạo các nhà xuất khẩu Việt Nam đã ký lên tới 7,3
triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn sẽ được giao trong năm 2011, và phần còn
lại giao vào đầu 2012, theo phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Phạm
Văn Bảy.
Triển
vọng thị trường lúa gạo thế giới từ nay tới cuối năm sẽ tiếp tục lình xình, bởi
lượng dự trữ khá dồi dào ở hầu như tất cả các nước xuất khẩu lớn, trong khi
Việt Nam sắp bước vào thu hoạch vụ mới.
Theo
INFOTV