Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng của các nền kinh tế
lớn của châu Á chững lại do chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ công đang
hoành hành tại châu Âu.
“Tình hình có vẻ đang ngày càng xấu đi”, nhà kinh tế Vishnu
Varathan thuộc ngân hàng Ngân hàng Mizuho tại Singapore nhận định, “tăng trưởng
xuất khẩu sẽ giảm mạnh trên toàn châu Á và có thể sẽ xảy ra nhiều “cú sốc” tài
chính trong thời gian tới. Khi đó, có thể các nhà hoạch định chính sách châu Á
sẽ lại phải dùng đến các gói kích cầu”.
Tăng trưởng xuất khẩu tháng 10 của Nhật Bản giảm mạnh hơn so
với dự báo 3,7 % trước đó, lần giảm đầu tiên trong vòng 3 tháng trước đó, khiến
cho công cuộc tái thiết sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3 tại nước
này càng trở nên trì trệ. Singapore cũng dự báo tăng trưởng kinh tế
nước này sẽ chỉ đạt 1-3% trong năm 2012, giảm so với mức 5% của năm 2011.
Theo dự đoán của giới chuyên gia kinh tế, mặc dù luôn ở mức
tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ
chậm lại trong những năm tới.
Theo ông Li Yang, Phó Chủ tịch Học viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, đây là hệ quả tất yếu trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu đang gây
nhiều tác động tiêu cực đối với Trung Quốc.
Cuối tuần vừa rồi,
Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn của Trung Quốc nhận định tình hình kinh tế thế giới
đang trong giai đoạn "cực kỳ nguy hiểm. Suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra
bởi cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ kéo dài" và cảnh báo Trung Quốc
cần có nhiều giải pháp cải cách mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với tình hình.
Theo Dân Trí