Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã công bố kim ngạch xuất
khẩu năm 2011 và hy vọng sẽ tăng trưởng mạnh mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn
cầu.
Theo Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), kim ngạch xuất
khẩu ngành da giày tính đến giữa tháng 12/2011 đạt trị giá 5,73 tỉ USD, tăng
26% so với cùng kỳ, và chắc chắn vượt 6,2 tỉ USD mục tiêu năm 2011.
Dự đoán trong năm 2012, ngành da giày Việt Nam sẽ có nhiều
thách thức vì bất ổn thị trường nhập khẩu, đặc biệt châu Âu, nhưng xuất khẩu da
giày chắc chắn sẽ tăng trưởng 12% đạt 7 tỉ USD.
Các nhà kinh doanh cho biết những hợp đồng xuất khẩu da giày
trong quý đầu năm 2012 kém hơn 10-20% so với giai đoạn năm 2011.
Công ty giày Gia Định đã ký một số hợp đồng xuất khẩu giày nữ
sang EU trong tháng 1/2012 nhưng chỉ bằng 70% lượng xuất khẩu giày dép
cùng kỳ năm ngoái, theo Giám đốc Nguyễn Chí Trung cho biết.
Công ty da giày Liên Phát – Bình Dương cũng chỉ ký được
hợp đồng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2012 trong khi cùng thời gian này năm
ngoái họ đã ký hợp đồng cho 7 tháng đầu năm, theo Giám đốc Trương Thị Liên cho
biết.
Hơn 50% công ty thành viên của Hiệp hội da giày Việt Nam đã
ký hợp đồng cho quý đầu tiên của năm 2012 và khoảng 25% cho quý II/2012, theo
phó Chủ tịch Hiệp hội Diệp Thành Kiệt cho biết.
Lý do chính mà thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam giảm
sút, chủ yếu là thị trường EU bị thắt chặt.
Hiệp hội da giày Việt Nam dự đoán xuất khẩu giày dép sang EU
sẽ không thay đổi hoặc tăng đáng kể. Dự kiến tăng trung bình 12-15% xuất
khẩu sang thị trường khác như: Đài Loan, Ôxtrâylia và Mexico, và xuất khẩu da
giày sang Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh nhất.
Ông Kiệt đề nghị những công ty sản xuất da giày cần phải cải
tiến chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thêm vào đó ngành cần phải đa dạng hóa sản phẩm để thâm nhập
thị trường nội địa, hiện tại mới đáp ứng 50% nhu cầu. Họ mới sản xuất gần
70 triệu đôi giày hàng năm so với nhu cầu là 130-140 triệu đôi.
Ngành da giày cũng giảm sự tin cậy từ thị trường các nước EU
và Mỹ.
Việt Nam là thành viên của TPP, bao gồm 8 nước: Ôxtrâylia,
Brunây, Chi lê, Malaysia, New zealan, Peru, Singapore và Mỹ đưa ngành công
nghiệp da giày Việt Nam có nhiều cơ hội khám phá thị trường mới. Nhật Bản mới
đây đã thông báo kế hoạch tham gia là thành viên của TPP.
Theo Vinanet