Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Mười một tháng đầu năm cả nước nhập khẩu 300.377 tấn bông các loại

1/12/2012 8:58:13 AM

Hiện nay, nguồn cung cấp bông trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu kéo sợi của các doanh nghiệp dệt, 98% còn lại phải nhập khẩu. Theo đánh giá của Hiệp hội bông sợi Việt Nam, năm 2011, thị trường bông thế giới chứng kiến một năm giá bông đầy biến động với những đợt tăng giảm thất thường gây nhiều bất lợi cho hầu hết các doanh nghiệp. Cụ thể, giá bông tăng liên tục trong quí I cùng với hiện tượng khan hiếm nguồn cung đã khiến nhiều doanh nghiệp phải mua bông ở mức giá cao chưa từng có trong lịch sử ngành bông thế giới tới 5 USD/kg, trong khi trước đây chỉ ở mức 2-3 USD/kg. Sang quí II, giá bông giảm mạnh tới 50%, cộng thêm việc không bán được sợi đã gây rất nhiều hệ lụy. Có doanh nghiệp phải giảm sản xuất để tránh tồn kho, có doanh nghiệp phải phá vỡ hợp đồng chấp nhật thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2011 cả nước nhập khẩu 300.377 tấn bông các loại, trị giá 992,98 triệu USD, chiếm 1,03% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước (giảm 7,5% về lượng nhưng tăng 68,84% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái); trong đó riêng tháng 11 nhập khẩu 32.843 tấn bông, tương đương 93,25 triệu USD.

Các thị trường lớn cung cấp bông các loại cho Việt Nam đó là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin; trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với 512,81 triệu USD, chiếm 51,64% trong tổng kim ngạch, tăng 133,15% so với cùng kỳ năm ngoái; Ấn Độ đứng thứ 2 về kim ngạch với 114,13 triệu USD, chiếm 11,49%, tăng 23,43%; xếp thứ 3 là thị trường Braxin với 77,87 triệu USD, chiếm 7,84%, tăng 230,07% so cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu bông từ hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2010; trong đó nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tuy kim ngạch không cao, chỉ đạt 6,19 triệu USD, nhưng tăng rất mạnh 430,7% so với cùngkỳ; xếp thứ 2 về mức tăng trưởng là nhập khẩu từ thị trường Braxin tăng 230% so cùng kỳ, đạt 77,87 triệu USD; tiếp đến Đài Loan tăng 139,65%, đạt 1,4 triệu USD; Hoa Kỳ tăng 133,15%, đạt 512,81 triệu USD… Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu bông từ thị trường Singapore sụt giảm mạnh nhất tới 95,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,13 triệu USD; sau đó là nhập khẩu từ Thuỵ Sĩ giảm 85,75%, đạt 0,53 triệu USD; nhập khẩu từ Indonesia giảm 42,51%, đạt 1,38 triệu USD.

Thị trường cung cấp bông cho Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011

ĐVT: USD

 

 

Thị trường 

 

 

T11/2011

 

 

11T/2011

Tăng, giảm T11/2011 so với T10/2011

 

Tăng, giảm T11/2011 so với T11/2010

 

Tăng, giảm 11T/2011 so với cùng kỳ

Tổng cộng

93.248.845

992.979.792

+19,20

+86,17

+68,84

Hoa Kỳ

39.302.029

512.812.045

+75,01

+130,46

+133,15

Ấn Độ

11.161.905

114.132.120

-30,35

+155,65

+23,43

Braxin

22.982.416

77.872.309

+7,22

+255,49

+230,07

Pakistan

5.175.939

32.467.991

+35,50

*

*

Australia

5.150.104

30.083.116

-7,10

*

*

Bờ biển Ngà

3.277.413

16.501.273

+504,86

*

*

Achentina

2.575.066

16.028.586

+40,33

*

*

Trung Quốc

51.525

6.194.960

-46,58

+5,50

+430,70

Pháp

0

1.722.812

*

*

*

Hàn Quốc

138.015

1.657.992

-49,39

+61,53

+62,82

Đài Loan

90.791

1.403.439

-52,92

+295,48

+139,65

Indonesia

88.660

1.381.042

*

+128,53

-42,51

Italia

165.132

919.797

+386,48

*

+56,61

Thuỵ Sĩ

0

530.635

*

*

-85,75

Singapore

0

128.043

*

*

-95,80

Bông là loại hàng hóa chính mà Việt Nam nhập khẩu từ khu vực Châu Phi. Năm 2010, Việt Nam đã mua bông từ 22 nước Châu Phi với tổng trị giá là 164 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam cho biết bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của ta. Phần lớn bông của châu Phi đều được hái bằng tay, tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, đặc biệt về cường lực và độ chín tương đối tốt. Bên cạnh đó là ưu thế về giá cả, sản phẩm bông của châu Phi có tính cạnh tranh hơn so với các thị trường khác.Trong những năm tới, khi mà sản xuất bông trong nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may, thị trường bông châu Phi vẫn là lựa chọn của nhiều DN.

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Hoa Kỳ - thị trường chính cung cấp bông nguyên liệu cho Việt Nam (6/17/2014 10:34:20 AM)
Lượng trâu, bò nhập khẩu từ Campuchia giảm 50% so cùng kỳ (5/24/2014 10:05:16 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Diện tích bông của Trung Quốc năm 2014 dự báo giảm 8,9% (1/11/2014 9:22:04 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Việt Nam trong TOP 5 quốc gia nhập khẩu bông nhiều nhất thế giới (10/3/2013 9:28:42 AM)
Giá bông ở Ấn Độ tăng do nhu cầu của các nhà máy và xuất khẩu (8/23/2013 9:29:56 AM)
Nhập khẩu bông tăng mạnh (8/3/2013 10:28:00 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi tăng so với cùng kỳ (1/12/2012 8:57:29 AM)
Đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 108,5 tỷ USD trong 2012 (1/12/2012 8:55:40 AM)
Giá hạt tiêu liên tục lao dốc (1/12/2012 8:54:16 AM)
Cấm hoàn toàn xuất khẩu quặng thô (1/11/2012 9:33:12 AM)
Phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 133 tỷ USD (1/11/2012 9:32:20 AM)
Năm 2011 cả nước xuất khẩu hơn 7,1 triệu tấn gạo (1/11/2012 9:31:26 AM)
Indonesia sẽ không đánh thuế xuất khẩu thiếc (1/11/2012 9:30:26 AM)
Xuất khẩu hợp kim nhôm của Trung Quốc năm 2011 ước đạt 685.000 tấn (1/11/2012 9:28:44 AM)
Xuất khẩu chè giảm do mất mùa (1/10/2012 9:04:42 AM)
Kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại đạt hơn 1,3 tỉ USD (1/10/2012 9:03:33 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com