Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Chính phủ định hướng tăng trưởng xuất khẩu

2/13/2012 9:04:59 AM

Theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, đến năm 2020 tăng trưởng xuất khẩu gấp ba lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Cán cân thương mại được cân bằng và mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 2030.


Định hướng xuất khẩu sẽ được phát triển theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Ngoài ra, định hướng phát triển xuất khẩu đưa ra kế hoạch phát triển cho bốn nhóm ngành, cụ thể là nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, sẽ có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp), cần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu) phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, phát triển công nghiệm hỗ trợ… định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 lên 62,9% vào năm 2020.


Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hoá khác), sẽ rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.


Về định hướng nhập khẩu, chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

Theo CongAn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Khó khăn trong xuất khẩu gạo cấp thấp (2/13/2012 9:03:32 AM)
Xuất khẩu chè năm 2011 của Ấn Độ giảm 3,4% (2/13/2012 9:02:51 AM)
Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ tăng (2/11/2012 9:43:59 AM)
“Bỗng dưng” xuất siêu sau nửa năm thâm hụt thương mại (2/11/2012 9:43:23 AM)
Nhập siêu giảm mạnh: Tín hiệu đáng mừng? (2/11/2012 9:42:48 AM)
Tháng 1, xuất siêu 526 triệu USD dầu thô (2/11/2012 9:42:13 AM)
Đối phó sụt giảm xuất khẩu hàng dệt may (2/11/2012 9:37:22 AM)
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản kiến nghị về lệ phí (2/11/2012 9:34:50 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may của Pakistan sang Mỹ giảm (2/10/2012 8:34:37 AM)
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang vượt Thái Lan (2/10/2012 8:33:52 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com