Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Chất lượng thủy sản xuất khẩu Việt Nam: Lời cảnh báo của người trong cuộc

2/20/2012 9:23:48 AM

Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cảnh báo, năm 2012, nhiều nước nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ cử đoàn công tác sang giám sát, thanh tra chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu (XK) của nước ta. Đây được xem như lời cảnh báo đáng quan tâm đối với các cơ sở khai thác, nuôi trồng và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu trong nước.

 

Nguyên nhân gia tăng kiểm soát

 

Về nguyên nhân gia tăng các cuộc thanh tra, giám sát, ông Nguyễn Như Tiệp- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS-TS) - phân tích, những năm gần đây, nhất là năm 2011, XK thủy sản (TS) của Việt Nam có mức tăng trưởng khá. Năm 2011, tổng kim ngạch XK đạt trên 6,1 tỷ USD với thị trường gồm 153 nước và khu vực. Đặc biệt, hàng TS Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng XK sang các thị trường khó tính, như: EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Liên bang Nga... đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại tại quốc gia nhập khẩu (NK) cũng như các quốc gia XK khác.

 

Hơn nữa, hầu hết thị trường XK của Việt Nam đều là những quốc gia có những quy định khá ngặt nghèo về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP), trong khi Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa ban hành đầy đủ và thống nhất các qui định về hóa chất, kháng sinh cấm hoặc mức tồn dư tối đa cho phép của các hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng (MRL).

 

 Do vậy, các quốc gia đang có những qui định rất khác nhau. Ví dụ: EU qui định MRL đối với chất Enrofloxacin là 100ppb (100 phần tỷ) nhưng ở Nhật Bản là 10 ppb còn Canada, Hoa Kỳ thì qui định là 1 ppb... Sự khác nhau này khiến không chỉ Việt Nam mà các nước XK TS khác rất khó thỏa mãn đầy đủ các quy định của từng quốc gia. Chính vì vậy, tại nhiều thị trường, hàng TS XK của Việt Nam đã bị “thổi còi” trong thời gian qua.

 

Điển hình như giữa tháng 9/2010, Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng Trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30%. Hay tháng 7/2011, 3 nhà bán lẻ Anh là Tesco, Asda và Morrisons quyết định ngừng bán cá tra Việt Nam do phát hiện tạp chất tăng trọng. Mới đây nhất, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan Kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada (CFIA) đã phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong một số lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam, vượt quá mức 0,6 ppb cho phép trong thủy sản. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các quốc gia NK hàng TS từ Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát tại nước sở tại.

 

Những nguyên nhân khác, theo ông Nguyễn Như Tiệp, là hoạt động khai thác, nuôi trồng TS của chúng ta vẫn ở qui mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết nên khó kiểm soát triệt để chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến XK chưa gắn kết, đồng hành, hỗ trợ ngư dân, nông dân nuôi trồng TS, đại lý nguyên liệu trong việc không lạm dụng hóa chất kháng sinh vì không coi là trách nhiệm của mình.

 

Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về TS, thú y, chất lượng chưa tổ chức thực hiện đầy đủ kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đặc biệt việc sử dụng hóa chất kháng sinh tại các cơ sở khai thác, nuôi trồng theo đúng qui định. Cuối cùng là vai trò của các các hội/hiệp hội còn mờ nhạt, chưa tuyên truyền giáo dục, có cơ chế thúc đẩy các cơ sở, hộ sản xuất nhỏ liên kết với nhau và gắn kết với doanh nghiệp chế biến XK để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

 

Chủ động ứng phó

 

Trước những động thái mới có tính cảnh báo của các quốc gia NK hàng TS của Việt Nam trong năm 2012, ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, Cục QLCLNLS-TS đã có công văn gửi các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp liên quan thông báo về nội dung, thời gian làm việc. Trước mắt, chuẩn bị tài liệu, nhất là tài liệu truy xuất nguồn gốc TS nguyên liệu. Đồng thời, đề nghị các đơn vị này chủ động phối hợp với các đoàn kiểm tra của nước ngoài để cung cấp thông tin theo yêu cầu; kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, hoàn thiện các điều kiện của nước NK để đảm bảo duy trì và phát triển thị trường XK cho hàng TS Việt Nam.

 

Trong dài hạn, Cục QLCLNLS-TS khuyến cáo các cơ sở khai thác, nuôi trồng, đại lý thu gom nguyên liệu chế biến hàng TS tuyệt đối không lạm dụng chất cấm để phòng, trị bệnh trong nuôi thủy sản, đặc biệt là chất Enrofloxacin đã bị cấm hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh TS trên toàn thế giới.

 

Các đơn vị không sử dụng thuốc trừ sâu trong diệt tạp, xử lý ao nuôi; không sử dụng thuốc chứa hóa chất kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh do vi rút. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc trị bệnh, phải sử dụng thuốc có số lưu hành và đảm bảo thời gian cách ly do nhà sản xuất hoặc cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý chất lượng khuyến cáo.

 

Đối với các doanh nghiệp chế biến hàng XK, ông Tiệp khuyến nghị, cần chủ động nắm vững các qui định của Việt Nam và yêu cầu của từng thị trường NK, thông tin kết quả thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm

 

Đồng thời, cần duy trì điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, nhân lực, vật tư, nguyên liệu đảm bảo ATTP, tiến hành rà soát, mở rộng hệ thống tự kiểm soát (own –one- check) dựa trên HACCP để kiểm soát các mối nguy về ATTP không chỉ trong khuôn viên nhà máy mà còn từ các cơ sở cung ứng nguyên liệu

 

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước về TS, thú y, chất lượng từ Trung ương và địa phương theo phân công, phân cấp triển khai đầy đủ việc kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP, đặc biệt việc sử dụng hóa chất kháng sinh tại các cơ sở khai thác, nuôi trồng, thu gom bảo quản, chế biến XK TS.

 

“Các cơ quan nhà nước cũng cần chủ động đàm phán với các đối tác thương mại, nhất là các nước NK TS của Việt Nam, yêu cầu họ sửa đổi các qui định chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế hoặc thiếu cơ sở khoa học” - ông Nguyễn Như Tiệp nói.

 

Hiện nay, Cục QLCLNLS-TL đã nhận được thông báo của một số quốc gia về việc cử đoàn thanh tra sang đánh giá thực tế hệ thống kiểm soát và điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất TS XK của Việt Nam. Cụ thể, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) sẽ tới Việt Nam vào cuối tháng 2/2012; Cục Kiểm tra ATTP, kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga sẽ đến vào tháng 4/2012; Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) sang Việt nam vào tháng 5/2012 và Tổng cục ATTP và bảo vệ người tiêu dùng của EU (SANCO) thì đến vào tháng 9/2012. Trong năm nay, có thể có thêm các đoàn thanh tra, giám sát đến từ các cơ quan thẩm quyền trong lĩnh vực này của Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước NK hàng TS Việt Nam, dù chưa có thông báo chính thức về thời điểm.

 

Theo người đứng đầu Cục QLCLNLS-TS, các đoàn thanh tra này đến Việt Nam để kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh TS của nước ta, gồm: Hệ thống pháp lý; tổ chức bộ máy và năng lực thực thi pháp luật về ATTP của các cơ quan thẩm quyền nhà nước; của các cá nhân, tổ chức tham gia chuỗi sản xuất kinh doanh TS. “Năm nay họ sẽ hướng vào 3 trọng tâm: Đánh giá quản lý, kiểm soát trong sản xuất, lưu hành, sử dụng hóa chất, thuốc thú y và giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm TS; hệ thống tự kiểm soát (own-check system) dựa trên các nguyên tắc HACCP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm của doanh nghiệp; năng lực kiểm nghiệm, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan Nhà nước” – ông Tiệp nhấn mạnh.

 Theo  BaoCongThuong

TIN LIÊN QUAN
Dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD (6/18/2014 9:50:26 AM)
Myanmar: Nhà cung cấp thủy sản nguyên liệu tiềm năng (6/18/2014 9:43:50 AM)
Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7 tỷ USD (6/16/2014 9:12:26 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 5 tháng 2014 (5/30/2014 10:57:47 AM)
5 tháng, xuất khẩu thủy sản tăng 25%, sản xuất tăng 3,2% (5/27/2014 9:36:28 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc hồi phục (5/23/2014 9:11:50 AM)
Các nhà kinh doanh thủy sản Trung Quốc gặp khó (5/22/2014 10:07:19 AM)
Sản lượng thủy sản tháng 4 đạt hơn 423.000 tấn (5/21/2014 9:23:31 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Pháp: Cá tra khó khăn, tôm rộng cửa (5/16/2014 9:42:30 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Thu phí xuất khẩu cà phê: Liệu có khả thi? (2/20/2012 9:23:08 AM)
Siết quản lý chất lượng nông sản xuất khẩu (2/18/2012 10:58:32 AM)
Rau, quả Việt Nam xuất sang EU bị cảnh báo (2/18/2012 9:31:46 AM)
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ đạt 90 triệu tấn (2/18/2012 9:31:17 AM)
Nga cảnh báo dừng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam (2/18/2012 9:30:33 AM)
Xuất khẩu cao su: Không dễ loại bỏ tiểu ngạch (2/18/2012 9:29:58 AM)
Phân khúc cho gạo thơm (2/17/2012 9:24:33 AM)
Xây dựng thương hiệu: Chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm làng nghề (2/17/2012 8:22:42 AM)
Nga có thể tăng thuế xuất khẩu dầu thô vào tháng 3 (2/17/2012 8:21:57 AM)
Bộ Tài chính đang cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas (2/17/2012 8:21:16 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com