Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ðể xuất khẩu vượt trên 100 tỷ USD

2/25/2012 10:48:58 AM

Năm 2012, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch xuất khẩu tăng 13% so với năm 2011, đạt kim ngạch khoảng 108,8 tỷ USD. Liệu chỉ tiêu trên có quá xa vời?

 

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, trong năm qua, một số thị trường khác cũng có dấu hiệu tăng trưởng xuất khẩu tốt.

 

Tích cực khai phá thị trường mới

 

Trong năm 2011, Nam Phi nhập khẩu đá quý và kim loại quý từ Việt Nam là 1,47 tỷ USD; Tại Ấn Độ, nhiều mặt hàng Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững vàng như điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, cao su thiên nhiên, cà phê và tiêu.

 

Theo nhận định của ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á (Bộ Công Thương), vật liệu xây dựng là mặt hàng sẽ tiêu thụ mạnh do nhiều nước ở các thị trường trên trong năm tới có những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới... Doanh nghiệp Việt Nam vừa có thể xuất khẩu vật liệu xây dựng, vừa có cơ hội cung cấp nhân lực hoặc nhận làm thầu phụ. Mặt khác, khí hậu khắc nghiệt đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của nhiều nước ở châu Phi, Trung Đông, nên nhu cầu gạo, rau quả, thực phẩm chế biến là rất đáng chú ý. Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào khối này là dứa (thơm), thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm. Xoài, chuối, mận cũng được ưa chuộng tại quốc gia này, nhưng có sự cạnh tranh mạnh của chuối Phillipines, xoài từ Kenia, Nam Phi, Pakistan, mận của Úc, Mỹ. Xu hướng sử dụng hải sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước châu Phi, Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng, riêng Bắc Phi hàng năm nhập khẩu tới 600 - 650 triệu USD thủy hải sản, hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam.

 

Cất công tìm hiểu khá cặn kẽ để định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu vào các nước Bắc Phi - khu vực đạo Hồi, ông Phạm Ngọc Cảnh, Tham tán thương mại tại Marốc cho biết, phụ nữ đạo Hồi thường không đi làm, họ chăm lo việc bếp núc rất chu đáo, nên thích làm các món ăn từ thực phẩm và rau quả tươi. Vì vậy, thực phẩm và rau quả tươi tiêu thụ tốt, nhất là rau quả nhiệt đới.

 

Trong khi đó, ông Tạ Hữu Thịnh, Tham tán thương mại tại Nigeria cho biết, phụ nữ Nigeria một năm thay tóc giả ít nhất hai lần. Việt Nam sản xuất được mặt hàng này, nhưng chưa thấy doanh nghiệp nào chú ý nhu cầu trên! Nigeria thiếu điện nên nhu cầu máy phát điện khá lớn, họ cũng cần những loại máy xay xát gạo, máy sản xuất tinh bột sắn, máy rang xay cà phê cỡ nhỏ.

 

Một thị trường khác đang có nhiều yếu tố thuận lợi cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam là Ả rập Saudi. Nước này đang thực hiện chính sách "hướng Đông", tăng cường trao đổi thương mại với châu Á. Người dân Ả rập Saudi đang có nhu cầu sang Việt Nam đi du lịch kết hợp mua bán. Ả rập Saudi là một trong những nước có mức thuế nhập khẩu thấp nhất, chỉ 5% cho tất cả các mặt hàng; không đánh thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

 

Dễ vào, nếu đáp ứng đúng nhu cầu thị trường

 

Cục Xúc tiến thương mại lưu ý, kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển trong thời gian qua nên thị hiếu tiêu dùng ở các nước và những quy định về chất lượng hàng hóa, kiểm duyệt ở các nước cũng thay đổi.


Ở Đức, đa số người tiêu dùng thích dùng đồ gỗ, thích ăn thủy sản hơn thịt, yêu cầu mẫu mã phải thay đổi nhanh đối với những mặt hàng thời trang. Thay vì dùng hàng giá đắt và vòng đời sản phẩm dài, người Đức hiện nay thích hàng giá rẻ và vòng đời sản phẩm ngắn nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Họ chỉ mua hàng may mặc không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes); với thủy hải sản chế biến, họ chỉ dùng sản phẩm đóng gói có ghi rõ nơi sản xuất, có mã số, mã vạch.

 

Nigeria nhập khẩu nhiều hàng dệt may của Việt Nam nhưng không được tính vào kim ngạch xuất khẩu do bị áp thuế nhập khẩu quá cao (40%) nên doanh nghiệp nhập khẩu thường đưa hàng sang các nước láng giềng rồi mới đưa vào Nigeria. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không đăng ký chứng nhận Soncap (chương trình đánh giá sự phù hợp của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria) theo quy định thì vẫn không được xuất trực tiếp vào Nigeria.


Ở châu Phi, Trung Đông, các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến... có nhu cầu cao, sức mua lớn, nhưng hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh thị trường bằng hệ thống phân phối trực tiếp. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là nước đang nổi lên mạnh mẽ tại thị trường này, do các lợi thế về đối tác chiến lược, quan hệ khối BRICS và cư dân gốc Ấn...

 

Với thị trường Hàn Quốc, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết những ưu đãi về thuế theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) trong từng ngành hàng. Chẳng hạn, lộ trình dỡ bỏ thuế quan theo hiệp định AKFTA được chia theo ba nhóm mặt hàng: thông thường, nhạy cảm, rất nhạy cảm. Lộ trình này khác nhau đối với từng quốc gia trong ASEAN. Với Việt Nam, đến năm 2013 sẽ giảm thuế còn 0 - 5% cho hơn 50% mặt hàng thông thường và dỡ bỏ thuế quan hoàn toàn cho những mặt hàng thông thường vào năm 2018. Những mặt hàng nhạy cảm đối với Hàn Quốc phần lớn là nông sản, thuỷ hải sản.


Giao dịch qua email thường không mang đến kết quả mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn nên tham gia các hội chợ chuyên ngành với sản phẩm cụ thể, tùy theo thị trường mà bố trí người thích hợp. Ví dụ khi sang châu Phi giới thiệu sản phẩm nên có người đủ trình độ về tiếng Pháp vì các quốc này đa số sử dụng tiếng Pháp. Ông Tạ Hữu Thịnh còn nhắc nhở thêm, doanh nghiệp không nên trao đổi thông tin trên trang mạng Alibaba vì đã có nhiều doanh nghiệp bị lừa đảo khi giao dịch qua mạng này.

Theo INFOTV

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Nguồn cung dồi dào, phân bón cần hướng tới xuất khẩu (2/24/2012 9:05:09 AM)
Nhập khẩu giấy từ các thị trường năm 2011 (2/24/2012 9:04:08 AM)
Niên vụ cà phê 2010/2011 và dự báo năm 2012 (2/24/2012 9:03:32 AM)
Năm 2011, xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết các mặt hàng đều tăng (2/24/2012 9:02:56 AM)
Xuất khẩu trầm lắng, giá lúa gạo giảm mạnh (2/23/2012 8:49:05 AM)
Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất được sản xuất, nhập khẩu lưu thông tại Việt Nam (2/23/2012 8:48:26 AM)
Xuất khẩu nông sản Mỹ đạt mức cao kỷ lục 136,3 tỉ USD (2/23/2012 8:47:32 AM)
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011- 2020 và định hướng đến 2030 (2/23/2012 8:47:04 AM)
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang Mỹ giảm (2/23/2012 8:45:59 AM)
Thị trường cacao sẽ đối mặt tình trạng thiếu cung (2/22/2012 9:47:10 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com