Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Mỹ, EU, Nhật kiện Trung Quốc lên WTO vì đất hiếm

3/15/2012 10:38:57 AM

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật đã “tuyên chiến” với Trung Quốc về việc Bắc Kinh áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm.

 

Trong đơn khiếu nại gửi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 13-3, ba siêu cường thương mại này đã cáo buộc Bắc Kinh cố tình hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm hạ giá loại khoáng sản này ở Trung Quốc, tăng giá xuất khẩu và buộc các hãng sản xuất quốc tế phải chuyển hoạt động đến Trung Quốc.

 

Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Obama khẳng định Trung Quốc đang giở chiêu cạnh tranh không công bằng và nhấn mạnh Trung Quốc cần phải chơi đúng Luật thương mại quốc tế. Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht cũng cho rằng chính sách của Trung Quốc đã làm tổn thương các ngành công nghệ cao của châu Âu.

 

Vũ khí kinh tế - chính trị

 

Là nước gần như nắm giữ độc quyền về xuất khẩu đất hiếm - chiếm hơn 95% nhu cầu toàn cầu, Trung Quốc đang áp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm ở mức 30.000 tấn trong năm 2012. Giới chuyên gia thương mại phương Tây cho rằng Trung Quốc đang dùng đất hiếm như là một vũ khí kinh tế - chính trị buộc cả Mỹ, Nhật và EU phải đau đầu.

 

“Người lao động và các doanh nghiệp Mỹ đang bị đối xử không công bằng” - Reuters dẫn lời ông Obama chỉ trích. Theo ông Obama, chính sách của Trung Quốc khiến các công ty nước ngoài từ Mỹ, châu Âu, Nhật phải mua đất hiếm với giá cao ngất ngưởng. Do đó, các sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ, EU và Nhật mất lợi thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm của các công ty Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

 

Theo báo Wall Street Journal, năm 2011 Bắc Kinh đã đặt hạn ngạch xuất khẩu 33.353 tấn, song họ chỉ xuất khẩu 18.586 tấn. Giới chuyên gia phương Tây cho rằng vị trí gần như độc quyền về đất hiếm đã cho phép Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường này, nhất là đẩy giá xuất khẩu đất hiếm tăng 300% kể từ năm 2008. Và cũng như đối với các nguyên liệu khác nắm giữ, Trung Quốc đang kiểm soát mức xuất khẩu và qua từng năm lại liên tục giảm bớt các hạn ngạch xuất khẩu. Điều này khiến các nhà sản xuất nước ngoài lao đao, điêu đứng.

 

Phản ứng lại, Bắc Kinh khẳng định đã chơi đúng luật WTO và biện minh rằng chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm giúp bảo vệ môi trường. Các mỏ khai thác và tinh lọc đất hiếm tiêu tốn nhiều axit và thải ra môi trường phóng xạ có nồng độ thấp.

 

“Những cáo buộc nhắm vào các chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc là vô lý. Nhu cầu thế giới chỉ bằng 50% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc năm 2011” - Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

 

Theo AFP, Trung Quốc có 10 ngày để phản ứng với WTO về vụ kiện trên và có 60 ngày để thương thuyết với Mỹ, EU và Nhật. Nếu đàm phán không thành, Mỹ sẽ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp để phân xử. Vụ việc có thể kéo dài hai năm nếu Bắc Kinh kháng án.

 

Vụ kiện Trung Quốc lên WTO rõ ràng phản ánh những căng thẳng thương mại đang ngày một tăng lên giữa Trung Quốc và phương Tây.

 

Đất hiếm đã không còn... hiếm

 

Đất hiếm, được phát hiện từ thế kỷ 18, bao gồm 17 loại khoáng sản (như lanthane, néodyme, dysprosium, thulium, tungstene, molybdène, cérium, lithium...) cần cho các ngành công nghệ cao như chế tạo màn hình phẳng, điện thoại di động hay một số loại vũ khí. Trung Quốc đến nay đang được biết đến như một nước hiện kiểm soát hơn 95%, thậm chí đến 97% xuất khẩu đất hiếm trên thế giới (120.000 tấn/năm).

 

Thật ra, dù hiện nắm giữ độc quyền về khai thác đất hiếm, song Trung Quốc chỉ kiểm soát 1/3 (36%) trữ lượng đất hiếm thế giới. Trữ lượng đất hiếm được phân bố đồng đều giữa các đại lục. Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát địa lý của Mỹ năm 2007, Mỹ chiếm 13% trữ lượng thế giới, Nga 22% và Úc khoảng 5%.

 

Những năm đầu thập niên 1980, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc là không đáng kể khi Mỹ cung ứng một nửa sản lượng đất hiếm cho thị trường thế giới. Trước khi dysprosium và thulium trở thành những loại khoáng sản chiến lược cho ngành công nghiệp mũi nhọn thì vào giữa những năm 1990, Trung Quốc đã tăng sản lượng đất hiếm do họ khai thác.

 

Trong khi đó, các nước khác lại lần lượt đóng cửa các mỏ khai thác đất hiếm của mình do sinh lợi kém so với đối thủ Trung Quốc. Ngoài ra, việc tinh lọc các loại khoáng chất có thể gây ô nhiễm và đất hiếm lại thường gắn với các loại khoáng sản có nguy cơ nhiễm xạ, việc xuất khẩu lại có thể gây nên những rắc rối về chất thải nhiễm xạ. Malaysia đã đóng cửa mỏ khai thác đất hiếm của mình vào năm 1992 vì lý do này.

 

Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản của mình đã khiến giá cả tăng vọt. Chẳng hạn, giá néodyme đã tăng gấp bốn lần vào năm 2010, đạt mức 200 USD/kg.

 

Do giá cả tăng cao và mức cầu thế giới tăng vọt, các tập đoàn khai thác khoáng sản thế giới đã bắt tay khai thác trở lại. Molycorp đã bắt đầu khai thác tại Mountain Pass, một địa điểm trong sa mạc của California và sản lượng của nó có thể cung ứng 40.000 tấn trên tổng nhu cầu 100.000 tấn/năm của thế giới (không kể của Trung Quốc). Canada, Malaysia và Nam Phi cũng đang gia tăng các dự án khai thác đất hiếm.

 

Theo Figaro, các nhà khoa học Nhật Bản cũng vừa phát hiện dưới đáy Thái Bình Dương có những trữ lượng đất hiếm khổng lồ, khoảng 80-100 tỉ tấn, nhiều gấp hàng ngàn lần so với trên mặt đất. Nhưng vấn đề vẫn là làm thế nào để khai thác có lợi?

 

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
WTO: Thương mại thế giới quý 1/2014 tăng chậm (4/10/2014 9:31:19 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Tập huấn về Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ khi ra nhập WTO và các Hiệp định FTA (1/10/2014 11:40:33 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
7 năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng Việt tăng 13 bậc (12/2/2013 10:55:23 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Hậu WTO: Việt Nam cần một cú hích cải cách mới (9/24/2013 9:22:04 AM)
Mở rộng “cửa” xuất khẩu (9/23/2013 11:03:11 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Làm rõ nguyên nhân Trung Quốc tạm dừng nhập thịt từ VN (3/14/2012 9:23:03 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may sang châu Âu gặp khó (3/13/2012 10:31:28 AM)
Việt Nam bước vào thị trường xuất khẩu gạo thơm (3/13/2012 10:30:34 AM)
Việt Nam giữ vị trí nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới (3/12/2012 10:18:07 AM)
4 xe sang 10 tỷ đồng nhập lậu về cảng Hải Phòng (3/12/2012 10:17:44 AM)
Cảnh giác với nhập siêu từ Hàn Quốc (3/12/2012 10:15:43 AM)
Tham khảo một số chủng loại gỗ xuất khẩu sang thị trường Anh trong tháng đầu năm 2012 (3/9/2012 10:37:31 AM)
Ngành điều đặt mục tiêu đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD (3/9/2012 10:35:42 AM)
Giảm thuế nhập khẩu diezen về 0% (3/9/2012 10:26:24 AM)
Mỹ kiện lên WTO về việc Ấn Độ cấm nhập gia cầm (3/8/2012 10:08:11 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com