Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu tôm chuyển hướng sang châu Á

4/18/2012 10:18:33 AM

Trong năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm tại nhiều thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao. Đặc biệt là Nhật Bản với giá trị XK 3 tháng đầu năm là 88,637 triệu USD.

 

Những năm trước đây, châu Âu, Mỹ luôn là thị trường chủ lực của con tôm Việt Nam. Ở châu Á, ngoài Nhật Bản, lượng tôm XK sang các nước khác không nhiều. Nhưng năm nay, trong khi thị trường Âu, Mỹ bị suy giảm thì nhiều thị trường ở châu Á lại đang nổi lên như là điểm đến mới đầy hứa hẹn cho con tôm Việt Nam

 

Theo Tổng Cục Hải quan, từ ngày 1/1 đến 15/3, XK tôm của cả nước tuy vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức tăng này lại khá thấp nếu so với những mặt hàng thủy sản chủ lực khác. Cụ thể, XK tôm chỉ tăng 4,5%, trong khi cá ngừ tăng tới 23,1%, nhuyễn thể nói chung tăng 19,4%, cá tra tăng 15,2% ... Sở dĩ XK tôm có mức tăng trưởng thấp là do nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU … liên tục sụt giảm về giá trị XK từ đầu năm tới nay.

 

Trong đó, thị trường EU có mức sụt giảm lớn nhất tới 21%, Canada giảm 6,1%, Mỹ giảm 0,8%…

zSự suy giảm ở những thị trường nói trên, trước hết là do tình trạng khủng hoảng tài chính đã khiến cho sức mua ở nhiều thị trường Âu, Mỹ bị suy giảm. Bằng chứng rõ nhất là giá tôm ở Mỹ đầu năm nay đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Cuối tháng 3, giá tôm chân trắng ở Mỹ còn 3,92 USD/pao, tôm sú là 7,22 USD/pao, thấp hơn nhiều so với mức 4,4 USD/pao và 7,4 USD/pao hồi đầu năm 2011. Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi ở các nước Trung Mỹ, Ấn Độ, sản lượng tôm khai thác ở vịnh Mexico tăng cao, cũng đã ảnh hưởng tới việc XK tôm Việt Nam sang Bắc Mỹ, EU … Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng, nhu cầu tiêu thụ tôm tại EU trong năm nay không thật sự khả quan do nền kinh tế của nhiều nước châu Âu còn khó khăn sau khủng hoảng.

 

Trái ngược với các thị trường Âu, Mỹ nói trên, châu Á lại đang nổi lên là một thị trường đầy hứa hẹn cho con tôm Việt Nam, nhờ những yếu tố như nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng thanh toán tốt, có lợi thế về vị trí địa lý ... Theo ông Trương Đình Hòe, trong năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm tại nhiều thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao. Do đó, để bù đắp sự suy giảm từ thị trường EU, việc XK tôm sang các thị trường châu Á đầy tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc … đang được các DN đẩy mạnh.

 

Thực ra, ngay từ năm ngoái, ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, XK tôm của Việt Nam sang nhiều nước châu Á đã có sự tăng trưởng rất tốt: XK tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 223,664 triệu USD, tăng tới 54,9% so năm 2010; XK tôm sang Hàn Quốc đạt 157,572 triệu USD, tăng 23%; XK tôm sang Đài Loan đạt 73,627 triệu USD, tăng 18%; XK tôm sang các nước ASEAN đạt 48,184 triệu USD, tăng 54,7% …

 

Từ đầu năm đến giữa tháng 3 năm nay, XK tôm Việt Nam sang các thị trường châu Á vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng: Giá trị XK tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 38,826 triệu USD, tăng 11,4%; sang Hàn Quốc đạt 26,111 triệu USD, tăng 45,4%; sang Đài Loan đạt trên 9 triệu USD, tăng 5,4%; sang các nước ASEAN đạt 6,73 triệu USD, tăng 14,9% … Riêng Nhật Bản vẫn giữ vững vị thế là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, với giá trị đã XK là 88,637 triệu USD, tăng 7% so cùng kỳ năm 2011.

 

Đặc biệt, riêng với thị trường số 1 là Nhật Bản, việc Việt Nam mạnh tay hơn về vấn vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đã góp phần không nhỏ giúp cho XK tôm vào nước này tiếp tục tăng trưởng tốt.  Bên cạnh đó, bản thân các DN cũng rất thận trọng trong việc đưa tôm vào Nhật Bản. Tổng Giám đốc một DN chuyên XK tôm ở Cà Mau tiết lộ: “Những lô hàng nào đảm bảo 100% không có dư lượng Enrofloxacin chúng tôi mới dám đưa sang Nhật. Vì nếu đưa hàng sang đó, bị họ phát hiện có dư lượng, bắt trả về thiệt hại sẽ rất lớn. Đồng thời tên của DN cũng bị đưa vào “sổ đen” là hệ thống cảnh báo của Nhật Bản. Khi ấy, DN bị mất uy tín nặng nề và bị khách hàng Nhật Bản tẩy chay”.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Một nông dân xuất khẩu... 1.000 tấn lúa giống/năm (4/18/2012 10:17:32 AM)
Rau quả có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới 70% (4/18/2012 10:15:37 AM)
Điều nhân cho xuất khẩu đang tăng giá từng ngày (4/17/2012 10:14:00 AM)
Thái dự kiến hợp tác xuất khẩu gạo trong ASEAN (4/17/2012 10:12:31 AM)
Philippines dự định ký hợp đồng gạo với Campuchia (4/17/2012 10:12:04 AM)
Thị trường gạo xuất khẩu đang thuận cho Việt Nam? (4/17/2012 10:11:25 AM)
Giảm số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo chất lượng (4/17/2012 10:10:19 AM)
Cảnh báo gian lận thuế từ xương gạch nhập khẩu (4/16/2012 10:26:34 AM)
Ngừng cấp phép xuất khẩu 15 mặt hàng rau quả (4/16/2012 10:25:35 AM)
“Cứu” xuất khẩu bằng nâng chất lượng (4/16/2012 10:25:11 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com