Với lượng tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng thủy sản (bao gồm cả nuôi và khai thác) của nước này chỉ đạt khoảng 273.000 tấn khiến Australia ngày càng gia tăng NK thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, chính sách duy trì đồng nội tệ mạnh hơn so với đồng đôla Mỹ cũng hậu thuẫn cho NK thủy sản vào nước này.
Đối với thị trường NK tiềm năng này, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản lớn thứ 3 sau Trung Quốc và NewZealand, chiếm 20% thị phần, trong đó XK tôm chiếm 16% thị phần và đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.
Tiêu thụ thủy sản tăng nhanh
Nhu cầu thủy sản ở Australia tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, năm 2009, tiêu thụ thủy sản bình quân/người của nước này đạt 25kg, tăng mạnh so với 18,8 kg năm 1995 và 13,6 kg năm 1975.
Dân số Australia cũng đang gia tăng (hiện 23 triệu dân và dự kiến sẽ tăng lên 40 triệu dân vào giữa thế kỷ này) đồng nghĩa với tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới.
Sản lượng thủy sản không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất của Australia. Mặc dù nuôi trồng thủy sản đã được đẩy mạnh ở nước này tuy nhiên sản lượng khai thác giảm khiến tổng sản lượng thủy sản của Australia liên tục giảm trong mấy năm gần đây. Năm 2012, sản lượng thủy sản của Australia đạt 237.000 tấn, giảm 15% so với 279.000 tấn năm 2005. Trong giai đoạn này, Australia đã thực hiện hàng loạt biện pháp như nhượng quyền khai thác lại cho chính phủ tại một số ngư trường trọng điểm cũng như như giảm tần suất khai thác nhằm cải thiện điều kiện sinh học nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Xu hướng gia tăng NK thủy sản Châu Á
Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản nội địa của Australia chủ yếu để XK (chiếm 50% tổng sản lượng). Trong khi nước này lại có xu hướng gia tăng NK các sản phẩm thủy sản giá rẻ, chủ yếu là từ Châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Từ 1999 - 2012, tổng giá trị NK thủy sản của Australia duy trì ở mức từ 1,5 - 1,6 tỷ USD/năm (trong đó NK thủy sản ăn được chiếm khoảng 84%) . Tuy nhiên, KL thủy sản NK của Australia trong giai đoạn này lại tăng 50%.
Nuôi trồng thủy sản của khu vực Châu Á phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua khiến Châu Á trở thành nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho thị trường thế giới trong đó có cả Australia. Trong đó, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam là các nước cung cấp thủy sản quan trọng cho thị trường này.
Nhập khẩu thủy sản nguyên liệu đông lạnh từ Châu Á vào Australia, nghìn USD (Nguồn ITC) |
Nhà cung cấp |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tổng TG |
532.992 |
544.278 |
625.125 |
743.786 |
824.501 |
Tổng Châu Á |
299.155 |
320.815 |
367.268 |
453.578 |
515.165 |
Trung Quốc |
64.605 |
82.055 |
110.366 |
161.922 |
160.974 |
Việt Nam |
84.568 |
80.643 |
85.006 |
102.638 |
121.795 |
Thái Lan |
51.285 |
52.329 |
57.425 |
62.534 |
77.362 |
Đài Loan |
23.095 |
26.539 |
33.466 |
33.628 |
41.225 |
Malaysia |
25.226 |
22.373 |
29.178 |
36.321 |
38.257 |
Indonesia |
18.641 |
29.108 |
26.398 |
26.340 |
36.804 |
Nhật Bản |
10.898 |
10.676 |
9.407 |
11.053 |
12.903 |
Myanmar |
8.632 |
5.923 |
6.960 |
6.777 |
8.593 |
Ấn Độ |
4.024 |
4.206 |
2.038 |
4.134 |
6.405 |
Hàn Quốc |
2.010 |
2.358 |
2.071 |
2.560 |
3.421 |
Nhập khẩu thủy sản chế biến đông lạnh từ Châu Á vào Australia, nghìn USD (Nguồn ITC) |
Nước cung cấp |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
Tổng TG |
499.658 |
461.717 |
517.057 |
603.244 |
643.681 |
Tổng Châu Á |
395.366 |
355.627 |
409.027 |
481.280 |
520.255 |
Thái Lan |
241.806 |
217.100 |
236.719 |
296.646 |
333.670 |
Trung Quốc |
56.160 |
46.682 |
55.072 |
59.630 |
57.683 |
Việt Nam |
45.695 |
43.905 |
64.379 |
59.690 |
58.592 |
Malaysia |
32.272 |
28.388 |
32.241 |
40.110 |
37.396 |
Indonesia |
3.913 |
2.677 |
2.755 |
4.783 |
11.031 |
Philippines |
2.875 |
3.865 |
3.347 |
3.271 |
5.420 |
Nhật Bản |
2.940 |
3.749 |
3.627 |
4.792 |
4.684 |
Hàn Quốc |
2.806 |
3.003 |
3.556 |
3.587 |
3.993 |
Đài Loan |
2.640 |
2.167 |
2.619 |
3.350 |
2.857 |
Singapore |
2.793 |
2.610 |
3.046 |
3.274 |
3.292 |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)