|
Hai tháng đầu năm 2014, Việt Nam thu về 509,3 triệu USD từ thị trường Australia, tăng 40,84% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu sang Australia các mặt hàng dầu thô, điện thoại và linh kiện các loại, hàng thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm…. Nếu không kể dầu thô, thì hàng điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch cao nhất, 43,9 triệu USD, chiếm 8,6% tổng kim ngạch, giảm 11,1% so với 2 tháng năm 2013.
Kế đến là mặt hàng thủy sản với kim ngạch 36,5 triệu USD, tăng 63,3%. Đáng chú ý, hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Australia có thêm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày với kim ngạch trên 1 triệu USD.
Nhìn chung, hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Australia đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng dương chiếm tới 75%.
Đối với hàng dệt, may thì Australia và Việt Nam tiến tới hợp tác sản xuất, chế biến len sợi. Hội đổi mới len Australia (AWI) đang nỗ lực kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các sản phẩm len tự nhiên của họ nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam.
Đồng thời, AWI giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu công nghệ về chế biến len sợi. Đây cũng được coi là biện pháp để len sợi Australia giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Hiện 75% lượng len của Australia được xuất sang Trung Quốc và một phần trong chiến dịch của AWI suốt hai năm qua là thúc đẩy lợi ích về len sợi trong ngành dệt và may mặc của Việt Nam.
Jimmy Jackson, Giám đốc điều hành AWI phụ trách thương mại và phát triển sản phẩm, cho biết việc sử dụng len chưa được các công ty Việt Nam lưu ý đến nhiều cho đến thời điểm hai năm trước, khi AWI bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Sau khi kết nối được với các nhà sản xuất, bước tiếp theo của AWI là khuyến khích các công ty thiết lập các cơ sở xe sợi của riêng họ, các cơ sở làm sạch và chế tạo hàng đầu ở Việt Nam. AWI đang thảo luận với 3 công ty Việt Nam và 6 công ty nước ngoài để đầu tư vào một nhà máy dệt len ở Việt Nam.
Hiện các nhà sản xuất Việt Nam đang nhập sợi len từ Trung Quốc, Ấn Độ, Italy và Đức. Theo các chuyên gia, việc chế biến len sợi ở trong nước sẽ giúp tiết kiệm thời gian chờ nhập khẩu và tiết kiệm chi phí cho các đơn đặt hàng nhỏ.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Australia 2 tháng 2014
ĐVT: USD
Chủng loại mặt hàng |
KNXK 2T/2014 |
KNXK 2T/2013 |
% so sánh |
Tổng kim ngạch |
509.372.661 |
361.659.497 |
40,84 |
dầu thô |
263.557.981 |
141.616.550 |
86,11 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
43.939.513 |
49.423.283 |
-11,10 |
hàng thủy sản |
36.501.454 |
22.352.495 |
63,30 |
hàng dệt may |
17.259.239 |
13.297.531 |
29,79 |
giày dép các loại |
16.259.640 |
13.220.890 |
22,98 |
Gỗ và sản phẩm |
16.056.753 |
14.933.051 |
7,52 |
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác |
15.525.135 |
14.893.585 |
4,24 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
12.576.161 |
20.210.705 |
-37,77 |
hạt điều |
12.173.875 |
10.605.906 |
14,78 |
sản phẩm từ sắt thép |
6.110.328 |
2.638.389 |
131,59 |
kim loại thường khác và sản phẩm |
5.193.810 |
|
* |
sản phẩm từ chất dẻo |
4.967.939 |
5.586.405 |
-11,07 |
Sắt thép các loại |
4.823.528 |
1.412.403 |
241,51 |
phương tiện vận tải và phụ tùng |
4.781.845 |
6.729.391 |
-28,94 |
giấy và các sản phẩm từ giấy |
3.815.625 |
3.273.732 |
16,55 |
Hàng rau quả |
3.473.090 |
1.925.319 |
80,39 |
cà phê |
3.450.473 |
4.838.583 |
-28,69 |
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù |
3.156.822 |
2.281.368 |
38,37 |
đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
2.852.927 |
1.799.257 |
58,56 |
sản phẩm hóa chất |
2.120.988 |
1.581.303 |
34,13 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
1.689.626 |
1.092.413 |
54,67 |
Sản phẩm từ cao su |
1.688.927 |
1.620.961 |
4,19 |
sản phẩm gốm sứ |
1.656.941 |
1.521.358 |
8,91 |
hạt tiêu |
1.418.310 |
2.357.317 |
-39,83 |
sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
1.343.035 |
1.010.924 |
32,85 |
dây điệnvà dây cáp điện |
878.007 |
1.111.231 |
-20,99 |
chất dẻo nguyên liệu |
755.348 |
726.174 |
4,02 |
Gạo |
626.456 |
355.561 |
76,19 |
Theo TTXN
|