Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu tìm thị trường mới

5/24/2012 10:01:07 AM

Hàng loạt tín hiệu xấu từ nền kinh tế khiến nhiều chuyên gia cho rằng, xuất khẩu 2012 của Việt Nam khó đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm cơ hội ở những thị trường mới, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lại hết sức khả quan.

 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, so với cùng kỳ năm 2011, xuất khẩu đầu năm 2012 giảm mạnh về lượng, trong khi giá xuất khẩu lại giữ nguyên so với cùng kỳ, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều giảm. Giảm mạnh nhất là cà phê, gần 40%, gạo giảm 53,4%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 42,2%.

 

Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh về giá đang giảm dần do tốc độ tăng trưởng cao ở Việt Nam đã làm gia tăng áp lực lạm phát và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, dẫn đến giá xuất khẩu cũng bị đẩy cao.

 

"Xuất khẩu Việt Nam cứ dàn chạy ngang, tính chuyên môn trong thương mại không có, cũng chưa biết tìm hiểu thị trường xuất khẩu", ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch Công ty CP NICD (Nhật Bản) nhận định. Theo ông Dũng, sự thiếu chuyên nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng Việt Nam không thâm nhập được vào thị trường các nước.

 

Không dừng lại ở đó, nhập siêu của Việt Nam đang giảm. Trong 4 tháng đầu năm, mức nhập chỉ bằng 0,35% so với cùng kỳ. Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam là nước gia công, chủ yếu nhập nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm.

 

Việc không nhập tư liệu sản xuất nghĩa là không sản xuất, đồng nghĩa với khả năng xuất khẩu thời gian tới tiếp tục giảm. Dễ thấy nhất là năng lực xuất khẩu cũng đang tăng quá chậm, chỉ tăng 22%, nhưng phần lớn giá trị xuất khẩu thuộc các các doanh nghiệp (DN) FDI. Với các DN trong nước, mức xuất khẩu chỉ tăng 4% so với cùng kỳ.

 

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cảnh báo: "Đáng lưu ý là khối DN FDI hiện nay đang có tác động lan tỏa thấp. Sau Hiệp định thương mại WTO, khối FDI chuyển sang làm dịch vụ, khiến tăng nhập siêu nhưng giá trị xuất khẩu lại không có".

 

Như vậy, nếu không phát triển hướng đi mới thì Việt Nam chỉ có thể làm ăn dựa trên tài nguyên, nhân công giá rẻ... ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ là các thị trường xuất khẩu còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đặc biệt, sau Hiệp định AKFTA năm 2006, tiềm năng xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng ngày một hấp dẫn hơn", ông Thành cho biết.

 

Lạc quan về khả năng xuất khẩu hàng sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc trong năm 2012 của Việt Nam, ông Kimura Hideo, Giám đốc Điều hành Công ty Keyplus, cho biết, hàng Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục thị trường các nước nhưng phải cải thiện năng lực của DN.

 

Ở Nhật Bản, sự phát triển đã ở mức bão hòa nên mức độ cạnh tranh giữa các DN rất cao, DN buộc phải hướng đến sự hoàn hảo. Để thâm nhập thị trường này, DN Việt Nam phải hiểu điều đó và cũng phải hoàn hảo từ chất lượng sản phẩm, bao bì, quảng bá và nhất là chăm sóc sau bán hàng...

 

Ông Dong Ook Byun, Lãnh sự Khối Kinh tế, Thương mại và Hải quan Hàn Quốc, cho rằng, tuy không lớn so với Nhật hay Trung Quốc nhưng người dùng ở Hàn Quốc ngày càng quan tâm đến hàng hóa Việt Nam. Đặc thù ở Hàn Quốc là rau, cá tươi... rất khó kiếm mua trong mùa Đông, mùa Xuân... nên Hàn Quốc phải thu mua ở các nước Trung Quốc, Chi Lê...

 

"Việt Nam có trái cây và rau tươi nhiều và quanh năm, nên, DN Việt Nam nên tận dụng thị trường này. Ngoài cung cấp cho người dân Hàn Quốc cũng có thể dùng thị trường này để thâm nhập Nhật Bản, châu Âu... DN Việt cũng cần biết, Hàn Quốc đã chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp trung nên cơ hội cho công nghiệp nhẹ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc là rất lớn. Gần đây tỷ giá đồng Euro đang giảm, giá cả thị trường Hàn Quốc cũng đang tăng cao do nhân dân tệ tăng nên Hàn Quốc mua hàng Trung Quốc không thuận lợi. 40.000 DN Hàn Quốc đầu tư vào Trung Quốc để có giá rẻ, nay khó khăn hơn vì không còn những lợi thế như trước", ông Dong Ook Byun nói.

 

Còn theo ông Đàm Trung Bắc, Tổng lãnh sự danh dự Cộng hòa Liên bang Myanmar tại TP.HCM: "Chỉ riêng năm 2010, Myanmar đã nhập khẩu từ Việt Nam đến 50 triệu USD. Đây là một thị trường nhiều đặc thù nhưng cũng đầy tiềm năng cho Việt Nam bởi hầu như, hàng hóa còn rất thiếu.

 

Cụ thể, Myanmar đang rất cần các sản phẩm nông sản, nguyên liệu làm giấy, các sản phẩm thủ công đan lát như rổ rá, nhựa, phân bón hóa học, thép, thực phẩm chế biến, quần áo... và đặc biệt là các sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp. Trong danh mục này, hầu hết DN Việt Nam đều có khả năng đáp ứng".

 

Theo thuongmai.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Ký hợp đồng xuất khẩu hạt điều hơn 200 triệu đô la (5/24/2012 10:00:39 AM)
Vải bạt tiếp tục khẳng định vị trí xuất khẩu quan trọng (5/24/2012 10:00:06 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản (5/23/2012 10:10:42 AM)
Sẽ cấp phép xuất khẩu điều (5/23/2012 10:09:18 AM)
Sẽ cấm nhập hàng dệt may, điện tử đã qua sử dụng (5/23/2012 10:08:49 AM)
Quản lý chặt hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập (5/22/2012 10:01:29 AM)
Kim ngạch xuất khẩu tăng 22,6% (5/22/2012 10:00:55 AM)
Việt Nam sẽ nhập khẩu 3 tỉ m3 khí đốt đến năm 2015 (5/22/2012 10:00:35 AM)
PVN sẽ phải xuất khẩu ethanol (5/21/2012 9:59:28 AM)
Xuất khẩu nấm có thể đạt 1 tỉ USD (5/21/2012 9:59:07 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com