Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài

6/22/2012 11:48:45 AM

Là một trong số các mặt hàng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt mức trên 1 tỷ USD – kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đã tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên Việt Nam phải nhập khẩu gỗ và nguyên liệu đến 70-80% (chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm), khiến ta không thể chủ động phát triển.

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, bốn tháng đầu năm 2012 Việt Nam đã phải nhập khẩu 472,5 triệu USD gỗ và sản phẩm, tăng 28,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2012, nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng 5,94% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 140,2 triệu USD.

 

Hoa Kỳ - nước có kim ngạch nhập khẩu cao mặt hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu gỗ và sản phẩm chủ yếu từ thị trường này với 59 triệu USD, tăng 46,68% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4, thì nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này giảm 6,15% so với tháng 3, với 16 triệu USD.

 

Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập trong tháng 4/2012 là 18,8 triệu USD, tăng 9,86% so với tháng 3, nâng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc bốn tháng đầu năm 2012 lên 58,1 triệu USD, tăng 37,9% so với 4 tháng năm 2011.

 

Ngoài hai thị trường chính kể trên Việt Nam còn nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ các thị trường khác nữa như Thái Lan, Malaixia, Niudilan, Cămpuchia…

 

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm tháng 4, 4 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T4/2012

KNNK 4T/2012

KNNK 4T/2011

% +/- KN so T3/2012

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

140.293.080

472.583.308

366.705.454

5,97

28,87

Hoa Kỳ

16.044.059

59.074.990

40.273.832

-6,15

46,68

Trung Quốc

18.884.422

58.148.701

42.168.642

9,86

37,90

Thái Lan

6.262.505

28.233.143

18.380.564

-25,80

53,60

Malaixia

3.588.046

27.894.458

27.735.970

-63,44

0,57

NiuZilân

5.766.368

19.237.354

14.628.602

43,98

31,51

Cămpuchia

1.824.565

9.771.422

11.192.689

-50,07

-12,70

Indonesia

2.432.844

9.117.460

5.775.310

-6,21

57,87

Braxin

1.489.632

8.771.315

9.060.081

-44,76

-3,19

Đức

1.705.640

3.727.799

2.694.973

196,93

38,32

Phần Lan

1.294.375

3.608.348

2.836.790

5,97

27,20

Đài Loan

1.216.623

3.086.044

1.974.725

20,68

56,28

Thuỵ Điển

651.106

2.040.947

2.360.731

-27,75

-13,55

Oxtrâylia

256.503

1.995.198

732.517

-37,53

172,38

Nhật Bản

542.850

1.913.478

1.690.323

35,18

13,20

Italia

557.925

1.511.716

1.588.939

17,96

-4,86

Hàn Quốc

529.897

1.439.497

1.570.051

81,54

-8,32

Canada

267.327

1.232.297

2.045.551

-2,50

-39,76

Pháp

216.881

1.005.126

1.808.192

*

-44,41

Achentina

 

718.808

748.033

-100,00

-3,91

Nam Phi

192.991

692.583

399.209

-24,76

73,49

Nga

91.422

391.309

326.255

-25,17

19,94

Anh

62.835

202.663

164.048

-16,50

23,54

 

Do phải nhập khẩu nguyên liệu với giá cao, các nhà sản xuất sẽ buộc phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh. Như vậy, ngành gỗ Việt Nam sẽ bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn. Nếu không mua được nguyên liệu với giá hợp lý, hoặc không tiết giảm chi phí để cân đối giá bán thì không loại trừ trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị chậm hợp đồng trong năm tới hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới trong các năm tiếp theo.

 

Chưa kể tới khó khăn cơ bản là thiếu vốn khiến nhiều DN ngành gỗ ngừng hoạt động thì chính những bất hợp lý về giá thêm nữa, đầu năm 2012, giá gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng cao cụ thể giá gỗ nguyên liệu đã tăng hơn 10% so với năm trước. Thực tế đó, đẩy DN lâm vào cảnh khó khăn chồng chất.

 

Đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản VN nhìn nhận: Với DN ngành gỗ đang đứng trước nhiều khó khăn do những biến động mạnh về tỷ giá USD, chi phí đầu vào tăng phi mã, vốn vay với lãi suất trên 20%... Trong khi đó khoảng 70% DN ngành gỗ có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực yếu, khó tiếp cận nguồn vốn vay dẫn đến vòng quay vốn chậm, hiệu quả sản xuất không cao, không tạo ra được giá trị cao cho sản phẩm và khó cạnh tranh.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tăng thuế nhập khẩu xăng lên mức 10% từ 22/6 (6/22/2012 11:47:47 AM)
Vinatex xuất siêu nửa tỉ USD (6/22/2012 11:22:33 AM)
Bức xúc khi nhập khẩu hàng hóa ở cửa khẩu Lào Cai (6/21/2012 10:35:23 AM)
Xuất khẩu của Hà Nội trong tháng 6 đạt gần 1 tỷ USD (6/21/2012 10:34:03 AM)
Tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (6/21/2012 10:33:39 AM)
Đề nghị siết chặt xuất khẩu đường (6/21/2012 10:32:31 AM)
Giá gas tăng do áp thuế nhập khẩu 5% (6/21/2012 10:32:13 AM)
Tổng quan số liệu thống kê xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2012 (6/21/2012 10:31:08 AM)
8 thách thức của xuất khẩu hải sản trong những tháng đầu năm (6/20/2012 10:30:11 AM)
Nhiều điểm mới trong thủ tục hải quan điện tử (6/20/2012 10:29:40 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com