Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Panama đạt 92 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm 2012, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Panama, mặt hàng giày dép vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính, với trị giá 45.211.451 USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 49,1% tổng trị giá xuất khẩu.
Đáng chú ý, mặt hàng dệt may, với trị giá xuất khẩu đạt 15.809.598 USD, có kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ hai, tăng tới 136,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngòai ra, Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác như: xăng dầu, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Panama 5 tháng năm 2012
Mặt hàng |
ĐVT |
Tháng 5/2012 |
5Tháng/2012 |
|
|
Lượng |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá (USD) |
Tổng |
|
|
22.426.322 |
|
92.015.398 |
Giày dép các loại |
USD |
|
12.735.362 |
|
45.211.451 |
Hàng dệt may |
USD |
|
3.391.297 |
|
15.809.598 |
Xăng dầu các loại |
Tấn |
2.146 |
1.870.058 |
18.355 |
15.170.639 |
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
USD |
|
908.427 |
|
3.967.970 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
USD |
|
399.002 |
|
786.234 |
Tìm hiểu về Panama
Panama có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi với kênh đào Panama dài 80 km nối Đại Tây dương với Thái Bình dương, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Panama mà còn giúp các tàu biển tiết kiệm thời gian và chi phí trong vận tải đường biển. Panama phát triển mạnh ngoại thương, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng. Đây là trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế với chính sách thông thoáng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp (thuế suất 0% nếu các nguồn vốn, tài chính không đầu tư/sử dụng trên lãnh thổ Panama, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính trong việc thành lập cơ quan đại diện, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...), là môi trường lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của mọi pháp nhân được bảo đảm, không có sự phân biệt đối xử với người nước ngoài. Panama giữ vai trò trung tâm tài chính ở Mỹ Latinh, là nơi cung cấp tín dụng, vốn đầu tư, cho vay, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... cho các hoạt động kinh tế, thương mại của thị trường khu vực và thế giới.
Hiện nay Panama là nước có nhiều tàu nước ngoài thuê cờ nhất thế giới nhờ có chính sách ưu đãi và tạo thuận lợi cho khách hàng trên nhiều mặt: pháp luật, tài chính, bảo hiểm... Panama có mạng lưới viến thông bằng sợi cáp quang nối tất cả các quốc gia trên thế giới với tần suất 3.300 gb/giây. Hạ tầng cơ sở của Panama rất phát triển, dân trí cao, chất lượng cuộc sống ở mức cao (không có thiên tai dịch họa; môi trường sống xanh-sạch-đẹp, an lành và thân thiện). Hai ngôn ngữ chính được sử dụng ở Panama là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Kênh đào Panama được xây dựng cho một luồng giao thông khoảng hơn 13.000 lượt tầu thuyền hàng năm và thông qua đường vận chuyển này đã tạo ra nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho thương mại quốc tế. Sử dụng các khu vực trong vùng kênh đào có ý nghĩa cho những cơ hội lớn đầu tư sinh lợi đối với các nhà đầu tư có nhu cầu tăng thêm gia trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, sử dụng Panama như một vị trí chiến lược với các thị trường mới hoặc thị trường đã có sẵn. Sự thách thức lớn nhất đó là biến đổi đất nước trở thành một trung tâm hậu cần quốc tế gắn liền với sự phát triển của các lĩnh vực hàng hải, công nghiệp, du lịch, thương mại.
Panama là thị trường trung chuyển lớn trên thế giới với kho ngoại quan miễn thuế Colón lớn thứ 2 toàn cầu, lớn nhất châu Mỹ cùng các chính sách cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho thương mại quốc tế, mọi giao dịch đều sử dụng đồng USD. Hiện nay có hơn 2000 công ty đặt văn phòng tại Khu Thương mại Tự do Colón trên tổng diện tích 988 ha, trao đổi thương mại đạt trị giá hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 45% và tái xuất chiếm 55%. Khu miễn thuế này hàng năm đóng góp 7,5% GDP cho Panama.
Khu Colón gần các quốc gia phát triển của khu vực Thái Bình dương, Bắc Mỹ và tương đối gần châu Âu, gần như mọi tuyến đường giao thông trên thế giới đều qua Colón khiến nơi này trở thành một trung tâm lý tưởng trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay với tốc độ và hiệu quả của việc trung chuyển hàng, giá cả cạnh tranh, thuế suất nhập khẩu là 0%, và 100% cơ hội dành cho các doanh nghiệp với rất nhiều thuận lợi, ưu đãi và thủ tục đơn giản. Colón đặt mục tiêu trở thành trung tâm phân phối hàng hóa thương mại chính yếu cho khu vực châu Mỹ. Panama có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong lĩnh vực dịch vụ đồng thời có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều chủng loại hàng, nhất là trang thiết bị, máy móc, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng các loại.
Bên cạnh đó, để đón đầu việc FTAA (Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ) ra đời, Panama đang triển khai thực hiện dự án biến Colón thành một “trung tâm hậu cần đa phương thức của châu Mỹ” (kết hợp vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ giữa các nước châu Mỹ với nhau và giữa châu Mỹ với thế giới) với chức năng chính là trung tâm trung chuyển (nhập khẩp-tái xuất) hàng hóa, sẵn sàng tiếp nhận mọi đối tượng đến đầu tư, làm ăn kinh doanh. Đây được xem là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tiếp cận và khai thác các thị trường khác trong khu vực.
Theo Vinanet