Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hungary đạt 17,86 triệu USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hungary trong 4 tháng đầu năm 2012 là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 2.885.823 USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,1% tổng trị giá xuất khẩu.
Ngòai ra Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may trị giá 2.607.794 USD; gỗ và sản phẩm gỗ trị giá 766.633 USD, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 323.755 USD và sản phẩm từ chất dẻo đạt trị giá 63.300 USD.
Tìm hiểu về thị trường Hungary
Nền kinh tế thị trường được chấp nhận ở Hungary chưa đầy 20 năm, nhưng sự cạnh tranh gay gắt biểu hiện khá rõ trong hầu hết lĩnh vực. Nhiều tập đoàn chi phối thị trường thường đến từ Tây Âu, đặc biệt là Đức. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp của người Hungary và châu Á cũng giữ một vai trò không kém phần quan trọng. Trong môi trường ấy, bí quyết đầu tiên để thành công trong kinh doanh là những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả thấp và dịch vụ tốt hơn.
Cơ hội thâm nhập thị trường Hungary đang mở ra cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, chủ yếu tập trung vào hàng gia dụng, giày dép, áo quần, túi xách và các phụ kiện bằng da. Tuy nhiên, DN phải nắm rõ thị trường từng sản phẩm. Cụ thể, đối với hàng gia dụng, bình quân một người dân Hungary chi khoảng 37 Euro/năm để mua hàng gia dụng. Riêng thị trường giày dép, tốc độ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm và dự báo giữ nhịp độ đó trong tương lai và gia tăng về giá trị sẽ cao hơn gia tăng về số lượng. Đặc biệt, phần lớn sản phẩm giày dép của Hungary đều nhập khẩu.
Đối với sản phẩm túi xách, các phụ kiện bằng da, quần áo, sức hấp dẫn cũng rất lớn. Ở Hungary, thị trường túi xách và các phụ kiện bằng da có giá trị bán lẻ khoảng 80 triệu Euro, tiêu dùng bình quân 8 Euro/người, tương đương Đan Mạch, Ireland, Phần Lan, Czech. Đặc biệt, thị trường quần áo có giá trị bán lẻ 1,7 tỷ Euro, tăng 12%/năm, chi tiêu cho quần áo tăng 39%/năm, xếp thứ 17 trong EU. Mỗi năm, Hungary nhập khẩu khoảng 50.000 tấn áo quần, trị giá khoảng 500 triệu Euro, trong đó 220 triệu sản phẩm cho nữ giới.
Cách đưa hàng hoá vào thị trường Hungary hiệu quả nhất là DN phải dùng đại lý, nhà phân phối, hoặc lập một văn phòng, hay tiếp thị trực tiếp. DN Hungary biết rất rõ về giá cả nên thành công của những nhà xuất khẩu là phải có một chiến lược giá cả linh hoạt, làm sao để luôn giữ giá nhập khẩu thấp.
Hungary là địa bàn trung tâm có thể tiếp cận đến thị trường rộng lớn ở khu vực Trung và Nam Âu. Phương án được nhiều DN Việt Nam lựa chọn hiện nay là thuê mặt bằng tại AsiaCenter – trung tâm thương mại bán buôn lớn nhất Trung Âu được mở cửa từ tháng 3/2003. Nằm ở Thủ đô Budapest, AsiaCenter có tổng diện tích sử dụng 125.000 m2. Theo Trưởng đại diện AsiaCenter tại Việt Nam, trung tâm thương mại này luôn mang đến cơ hội tốt cho những nhà sản xuất, thương mại, xuất khẩu trong nước và quốc tế.
Số liệu xuất khẩu sang Hungary tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012
Mặt hàng |
ĐVT |
Tháng 4/2012 |
4T/2012 |
|
|
Lượng |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá (USD) |
Tổng |
|
|
5.385.716 |
|
17.869.832 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
USD |
|
1.029.305 |
|
2.885.823 |
Hàng dệt may |
USD |
|
710.351 |
|
2.607.794 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
USD |
|
31.470 |
|
766.633 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
USD |
|
212.095 |
|
323.755 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
USD |
|
|
|
63.300 |
Theo thuongmai.vn