Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đội tàu biển đang “mắc cạn”!

10/31/2012 10:24:39 AM

Hết 6 tháng năm 2012, Vinalines đã lỗ 1.439 tỉ đồng, gấp 3,5 lần số lỗ của năm 2011. Nguyên nhân chính được nêu ra là giá cước giảm mạnh, thị trường vận tải biển suy giảm, dư thừa trọng tải tàu và những khó khăn nội bộ. Đó là một cách đánh giá quen thuộc, tới mức... lạ lẫm!

 

Từ chuyện riêng Vinalines...

Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2005 - 2010, Vinalines đã mua tổng cộng 73 tàu với giá trị hơn 22.850 tỉ đồng (đồng thời bán đi 55 tàu), nhiều tàu là tàu trọng tải lớn của nước ngoài đã qua sử dụng trên 15 năm. Công bố của Vinalines, đến nay đội tàu của TCty có 149 chiếc, tổng trọng tải trên 3,17 triệu DWT, chiếm khoảng 45% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia.

Vinalines đã vay mua tàu rất dễ dàng. Năm 2007, nợ phải trả của Vinalines là hơn 17.071,87 tỉ đồng, chiếm 65,8% tổng nguồn vốn. Nhưng tới năm 2010, Vinalines đã nợ phải trả 36.599,75 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng nguồn vốn, tăng 2,15 lần so năm 2007. Đến cuối năm 2011, nợ phải trả của Vinalines là 43.135 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 9.411 tỉ đồng.

Giải thích về chuyện nợ phải trả tăng “vù vù”, hồi tháng 5.2012 ông Lê Triệu Thanh - Phó TGĐ Vinalines - đã cho biết: “Ngoại trừ các dự án đóng mới trong nước được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, còn toàn bộ tiền mua tàu của Vinalines là vay thương mại, do TCty tự vay, tự trả trong điều kiện lãi suất ngày một cao”.

Vay nợ ngày một nhiều, lại ngay trong trong giai đoạn khủng hoảng, hàng hóa vận tải sụt giảm, lãi suất cao, nên càng nhiều tàu Vinalines càng lỗ. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ dương 14,15% năm 2007 xuống còn âm 14,8% năm 2010.

Ông T.N.Tú - chủ một Cty vận tải biển tư nhân tại Hải Phòng - nói với chúng tôi: Ngành vận tải biển thế giới đang trong thời gian suy giảm. Tại Bangladesh, dòng tàu handymax (trọng tải từ 35.000 DWT - 50.000 DWT) và panamax (50.000 DWT - 80.000 DWT) hiện đang bị cắt phá làm sắt vụn rất nhiều. Phần lớn là các tàu bán để cắt lỗ. Hiện khoảng 50% số tàu biển dòng panamax của thế giới đã bị cắt phá” - ông Tú nói. Tại Việt Nam thì sao?

... đến chuyện “làng” vận tải biển

Theo Đăng kiểm Việt Nam (VR), hiện có 1.919 tàu biển có số IMO do VR cấp, và tổng trọng tải đội tàu Việt Nam hiện vào khoảng trên 7,4 triệu tấn, nắm khoảng 20% thị phần vận tải biển cả nước. Vận tải biển cả nước hiện đang lún ngày càng sâu vào cuộc khủng hoảng “đói” hàng, không có doanh thu.

Trong 2 năm qua, hoạt động bán tàu được các thành viên Vinalines đẩy mạnh. Mục tiêu không vì lãi, mà vì để cắt lỗ. Vosco, Vinaship, Đông Đô... đều đã bán nhiều tàu trong hai năm vừa qua, sau khi đã lỗ hàng trăm tỉ đồng doanh thu. Fancol - một thành viên khác của Vinalines - năm vừa rồi đã bán 2 tàu cho Trung Quốc dỡ làm sắt vụn, giờ còn một tàu trọng tải 65.000 DWT đang đỗ ở khu vực Hạ Long chờ bàn giao để phá làm sắt vụn.

Hiện chưa có thống kê cụ thể được công bố về số tàu biển, số doanh nghiệp vận tải biển trong tình trạng nằm chơi không tiền. Số nợ cho vay đóng tàu của các ngân hàng cũng lại là một... bí ẩn, vì chưa hề được công bố (hoặc chưa được thống kê). Đó là sự tù mù khá kỳ lạ, nhất là khi các DN đều đồng loạt kêu khó tồn tại vì thiếu hàng.

Cục Hàng hải Việt Nam cung cấp danh sách có 43 tàu đã neo đậu lâu ngày, không gồm các tàu đậu đỗ ngoài khu vực vùng nước thuộc quyền quản lý của cục. Nhưng một chủ tàu tư nhân thì cho biết, hiện có khoảng 50% số tàu biển của chủ tàu Việt Nam đã “nằm” vì không có hàng, không có doanh thu. Đây là ước tính có thể tin được, căn cứ vào các lời kêu cứu đang ngày càng dày lên của các thủy thủ đoàn bị bỏ đói trên tàu. Thủy thủ còn như thế, thì trách nhiệm, liên đới của chủ tàu với khối tài sản hàng trăm tỉ đồng đang trôi nổi lãng phí trên biển sẽ còn nặng nề hơn nhiều.

Không riêng với Vinalines, mà với mọi chủ tàu, bán tàu trong thời điểm hiện tại là một sự tra tấn đúng nghĩa. Lý do vì tàu bán được trong giai đoạn này thường chỉ có giá... bèo, ngang giá sắt vụn. “1.000 DWT trọng tải tàu thời cao điểm như năm 2008 bình quân đóng hết khoảng 1 triệu USD. Nhưng giờ 1.000 DWT trọng tải tàu chỉ bán được khoảng 0,45 - 0,5 triệu USD, dưới cả giá thành đóng mới” - ông Tú cho biết. Đây cũng lại là sự lãng phí nữa, sau sự lãng phí vì đã ồ ạt cho vay đóng tàu giai đoạn trước đây. 

 

Theo Lao Động

TIN LIÊN QUAN
Nỗi lo từ chính quyền cảng Trung Quốc (5/29/2014 9:18:46 AM)
Nhập khẩu hàng hóa từ Bỉ tăng mạnh (5/9/2014 9:20:43 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam – Bỉ năm 2013 tăng trưởng (3/7/2014 9:10:59 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Cơ hội đầu tư hợp tác lĩnh vực logistics biển (11/22/2013 9:56:40 AM)
Cảng ngóng tàu... (11/21/2013 10:02:03 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU (8/29/2013 10:02:01 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Tàu Saigon Queen chìm, thuyền trưởng rơi xuống biển (10/31/2012 10:22:51 AM)
Cosco thông báo tăng cước và phụ phí (10/29/2012 10:11:23 AM)
Hapag-Lloyd tăng cước tuyến Đông Á (10/29/2012 10:10:59 AM)
Lượng hàng gửi và xuất bến ở các cảng bắt đầu tăng trở lại (10/27/2012 9:16:30 AM)
Hyundai tăng cước đối với hàng xuất khẩu Mỹ đến Trung Đông và Tiểu lục địa Ấn Độ (10/26/2012 10:07:42 AM)
Seago Line bổ sung ghé cảng tại Fos sur Mer trên tuyến Địa Trung Hải (10/26/2012 10:07:02 AM)
MSC cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa Châu Đại Dương qua cầu nối Panama Philadelphia-New York (10/26/2012 10:06:37 AM)
Zim bổ sung Ashdod vào tuyến xuyên Đại Tây Dương Địa Trung Hải (10/25/2012 10:21:44 AM)
CMA CGM tăng phụ phí mùa cao điểm tuyến Địa Trung Hải – châu Mỹ Latin (10/25/2012 10:21:20 AM)
Evergreen tăng sức tải lên 112,00 TEU (10/24/2012 9:48:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com