Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất dăm, nhập gỗ…

11/6/2012 10:27:36 AM

Năm 2011, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng cả nước là 11 triệu m³. Để giải quyết đầu ra cho người trồng rừng, nhà nước cho phép các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cả chục triệu m³ gỗ dăm, đa số là gỗ tràm bông vàng, là nguyên liệu để chế biến gỗ MDF... Cũng trong năm 2011, các DN chế biến gỗ xuất khẩu lại nhập gần 4 triệu m³ gỗ nguyên liệu, tương đương khoảng 1 tỷ USD, trong đó có khoảng có 277 triệu USD từ ván gỗ MDF, ván ép và gỗ tràm để chế biến các đơn hàng xuất khẩu.

 

Do chính sách tín dụng chưa phù hợp, thời gian cho vay của ngân hàng không theo chu kỳ cây trồng nên bà con phải bán sớm để trang trải chi phí và trả nợ. Vì vậy, người trồng rừng tràm phải khai thác gỗ từ năm thứ 5 trở lại nên giá bán không cao, thay vì để thêm 2 - 3 năm nữa sinh khối gỗ tăng lên, giá bán sẽ cao hơn và nhiều hơn. Như vậy, người trồng rừng phải bán nguyên liệu với giá thấp trong khi DN phải nhập nguyên liệu gỗ, kể cả ván MDF với giá cao hơn rất nhiều để chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Đây chính là sự trái khoáy trong chính sách, không tạo ra được chuỗi cung ứng từ khâu trồng đến cung ứng cho DN chế biến để cả người trồng rừng và DN đều có lợi, giúp tạo ra thế cạnh tranh tốt hơn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu nước ta. 

 

Nhiều người trong ngành cho rằng, nếu có chính sách, biện pháp phù hợp, kịp thời với chiến lược đúng đắn, ngành chế biến gỗ có thể đạt con số 15 - 20 tỷ USD trong 1-2 thập niên tới so với gần 4,5 tỷ USD năm 2012. Một trong những yếu tố cơ bản để phát triển bền vững là phải tự chủ nguồn nguyên liệu. Nếu xét về tiềm năng, trong 10 - 20 năm tới Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, khả năng đạt 22 triệu m³ gỗ nguyên liệu trong nước cung ứng cho nhu cầu chế biến gỗ vào năm 2020 là trong tầm tay. Với 800.000ha cao su, chu kỳ khai thác 25 năm, năm 2020 chỉ riêng cao su có thể khai thác 5 - 6 triệu m³ gỗ cao su nguyên liệu. Với 2,3 triệu ha rừng trồng, năm 2020 cung cấp 15 - 16 triệu m³. Chưa kể lượng gỗ phân tán cung cấp hàng chục triệu m³.

 

Tuy nhiên, điều này chỉ trở thành hiện thực khi nhà nước có giải pháp đồng bộ về chính sách cho người trồng rừng yên tâm, không phải khai thác sớm, cũng như việc tổ chức tốt và được quốc tế công nhận về cấp chứng chỉ rừng (FSC) để cung ứng cho ngành chế biến gỗ trong nước thay vì tiếp tục phải xuất khẩu dăm gỗ (thực chất là xuất thô - bán thành phẩm) như hiện nay. Có như vậy mới vừa phát triển ngành chế biến gỗ, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và là nguồn sinh kế ổn định cho người trồng rừng.

 

Đây là bài toán cần sớm được giải quyết bằng chính sách. Nếu không có sự điều chỉnh phù hợp, tình trạng xuất khẩu dăm gỗ cả chục triệu m³/năm như hiện nay sẽ tiếp diễn và DN cần nguyên liệu gỗ vẫn phải tiếp tục nhập khẩu từ nước ngoài với giá ngày càng tăng trong bối cảnh, để bảo vệ môi trường, các nước nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ ngày càng đưa ra nhiều quy định khắt khe về nguồn gốc nguyên liệu gỗ như đạo luật Lacey của Mỹ áp dụng bước đầu từ năm 2011, sắp tới là đạo luật Flegt mà các nước EU sẽ áp dụng trong năm 2013.

 

Theo SGGP

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội cho ngành gỗ (6/17/2014 10:33:09 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
Xuất khẩu gỗ có nhiều lợi thế (3/11/2014 10:23:36 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gỗ tăng 3,8% (2/10/2014 9:42:40 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục trong câu lạc bộ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (11/19/2013 11:02:49 AM)
Xuất khẩu gỗ sẽ đạt 5,4 tỉ USD (11/8/2013 10:35:17 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
THÔNG TIN KHÁC
10 doanh nghiệp xuất khẩu tiêu hàng đầu Việt Nam (11/6/2012 10:26:46 AM)
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp gia công gần 60 tỉ USD (11/6/2012 10:25:51 AM)
Xuất khẩu vẫn tăng trưởng cao (11/6/2012 10:25:01 AM)
Xoài cát Hòa Lộc: không đủ để xuất khẩu (11/6/2012 10:24:33 AM)
Nhập sách giáo khoa nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam (11/6/2012 10:24:06 AM)
Xuất khẩu gạo gặp "khó" với gạo nước ngoài giá rẻ (11/5/2012 10:21:33 AM)
Cho tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối (11/5/2012 10:20:55 AM)
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia 9 tháng đầu năm 2012 (11/3/2012 9:15:24 AM)
Cà phê lập kỷ lục về giá trị xuất khẩu (11/3/2012 9:14:24 AM)
Campuchia nhập 140 xe tăng và xe bọc thép (11/3/2012 9:14:02 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com