|
Từ khi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra năm 2008 đến nay, mặc dù xu thế bảo hộ thị trường gia tăng khắp nơi, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Braxin đứng trước những cơ hội mới.
Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang Braxin 298,2 triệu USD, tăng 43,74% so với cùng kỳ năm 2012.
Mặt hàng giày dép là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong 4 tháng đầu năm với 91,2 triệu USD, chiếm 30,6% thị phần, tăng 14,28% so với 4 tháng năm 2012.
Tuy đứng thứ hai về kim ngạch, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện,đạt 39,1 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 809,47%.
Góp phần làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Braxin tăng trưởng là mặt hàng thủy sản, tăng 58,81%, tương đương với 32,5 triệu USD.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Braxin 4 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK 4T/2013 |
KNXK 4T/2012 |
% so sánh +/- KN |
Tổng kim ngạch |
298.232.971 |
207.473.953 |
43,74 |
giày dép các loại |
91.296.730 |
79.888.784 |
14,28 |
điện thoại các loại và linh kiện |
39.164.012 |
4.306.263 |
809,47 |
Hàng thuỷ sản |
32.573.257 |
20.511.095 |
58,81 |
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác |
28.462.500 |
18.005.455 |
58,08 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
26.392.186 |
17.459.988 |
51,16 |
hàng dệt may |
13.850.745 |
11.066.600 |
25,16 |
phương tiện vận tải và phụ tùng |
12.050.747 |
8.946.949 |
34,69 |
xơ sợi dệt các loại |
9.995.139 |
8.685.049 |
15,08 |
Cao su |
5.861.562 |
5.915.046 |
-0,90 |
sản phẩm từ sắt thép |
3.709.487 |
2.506.621 |
47,99 |
túi xách, ví, vali,mũ và ô dù |
3.699.578 |
8.641.284 |
-57,19 |
sản phẩm từ cao su |
1.174.443 |
1.230.177 |
-4,53 |
sắt thép các loại |
|
397.351 |
-100,00 |
(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)
Theo Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Braxin, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Braxin cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á sang thị trường Braxin. Mức tăng trưởng trên cao hơn mức tăng trưởng xuấtk hẩu trung bình (7,7%) của tất cả các nước châu Á sang Braxin trong 4 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước.
Trong cùng thời kỳ so so sánh, tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang toàn châu Mỹ đạt trên 12,0%. Đến nay, quy mô kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Braxin đứng thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ ở toàn châu Mỹ.
So sánh với một số nước và vùng lãnh thổ tiêu biểu trong cùng thời điểm thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Braxin đạt 10,7%, Ấn Độ (22,2%), Hàn Quốc (10,9%), Thái Lan (8,5%), Indonexia (0,6%). Một số nước có tỷ lệ xuất khẩu giảm gồm Singapore (giảm 2,5%), Nhật Bản (giảm 10,1%), Đài Loan (giảm 4,5%), Malaixai (giảm 17,8%).
Tăng trưởng xuất khẩu của một số nước và vùng lãnh thổ sang Braxin 4 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (%)
Thị trường |
Tăng trưởng |
Indonesia |
0,6% |
Thái Lan |
8,5% |
Hàn Quốc |
10,9% |
Việt Nam |
48,5% |
Ấn Độ |
22,2% |
Trung Quốc |
10,7% |
Malaixia |
-17,8 |
Đài Loan |
-4,5% |
Nhật Bản |
-10,1% |
Singapore |
-2,5% |
Sự so sánh trên cũng cần đặt trong bối cảnh thương mại song phương Việt Nam - Braxin hoàn toàn do các doanh nghiệp đóng góp, hai nước còn chưa có hiệp định thương mại song phương do độ phức tạp và tính ràng buộc của các nước trong khối Mercosur, sự tham gia của các dự án FDI đầu giữa hai nước chưa đáng kể. Trong khi đối với một số nước khác, quy mô thương mại có thể tăng đột biến nhờ vai trò của các dự án đầu tư FDI trong việc xuất nhập khẩu trang thiết bị hàng hóa.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, một số khu vực tiếp tục suy thoái, chưa ra khỏi khủng hảng nợ công, nhưng một số nhân tố thuận lợi lại đang mở ra ở thị trường Braxin gồm:
Một là: Còn nhiều dư địa ở thị trường Braxin cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập. Tuy quy mô thương mại 2 nước tăng nhanh, ước tính vượt mốc 2 tỷ USD năm nay (tăng gấp 65 lần trong 10 năm qua), song tới nay thị phần xuất khẩu hàng hóa của ta chỉ chiếm 0,3%. Giới doanh nghiệp ở một số vùng, miền, tiểu bang, chưa hiểu đầy đủ tiềm năng của ta, tại nhiều trung tâm phân phối, siêu thị, hiện diện hàng hóa Việt Nam còn chưa đáng kể. Do khó khăn chung, trong vài năm gần đây, hầu như không có đoàn XTTM của ta sang khảo sát thị trường sở tại. Nếu các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước quan tâm tới thị trường này, tiến tới mở đại diện hoặc trung tâm XTTM, chắc chắn trong một vài năm nữa quy mô thương mại song phương sẽ tăng nhiều hơn nữa.
Hai là: Dung lượng thị trường Braxin rộng lớn, dân số đông gần 200 triệu người, quy mô kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới, nhờ tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống, sức mua của người tiêu dùng và xu hướng thị trường nhập khẩu không ngừng tăng cao, nhu cầu thị hiếu ưa chuộng hàng nhập ngoại là những nhân tố thuận lợi cho hàng hóa của ta thâm nhập.
Ba là: Để khắc phục tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước sở tại đã có nhiều giải pháp để bảo vệ công nghiệp và thị trường nội địa. Từ vị trí thương mại nhiều năm xuất siêu, trong 4 tháng đầu năm 2013, Braxin đã nhập siêu 1 tỷ USD. Dư luận cho rằng mặt trái của các biện pháp bảo vệ thị trường và kinh tế hướng nội với độ mở nhỏ, bất cập của cơ sở hạ tầng và tăng chi phí sản xuất đã làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa của nước sở tại. Hệ quả không kìm chế được nhập khẩu, trái lại tốc độ đổi mới công nghệ trở nên chậm chạp.
Bốn là: Giá cả hàng hóa một số nước láng giềng khu vực châu Á tăng cao do tăng yếu tố đầu vào sản xuất và tiền lương công nhân tăng lên. Hàng ngày nhiều nhà XNK thăm hỏi thị trường háng hóa của Việt Nam nhiều hơn trước do tương quan giữa giá cả và giá trị sử dụng hàng hóa của ta cũng rất cạnh tranh.
Năm là: Braxin cùng với một số ít nước đứng hàng đầu thế giới về nguyên liệu như dầu khí, bông, sợi dệt, nguyên liệu thuốc lá, da giày, đường, cồn, cà phê, đậu tương, thịt, ngô, hoa quả... Để đảm bảo sản xuất trong nước, trước đây ta thường nhập khẩu nguyên liệu từ một số thị trường trung gian gần gũi, nay khi dịch trực tiếp với Braxin, doanh nghiệp ta sẽ được chủ động về giá cả, thị trường, nguồn hàng bền vững, sẽ bù đắp được chi phí vận tải và mang lại lợi ích so sánh hơn nhiều cho nhà đầu tư.
Theo vinanet
|