|
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2013, xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói thu về 90,3 triệu USD, giảm 95,03% so với cùng kỳ năm 2012, tính riêng tháng 5/2013 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 20,1 triệu USD, tăng 23,9% so với tháng 4/2013.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói tăng giảm không đều. Nếu như tháng đầu tiên của năm 2013, kim ngạch tăng trưởng so với tháng cuối năm 2012, đạt 24,7 triệu USD, thì sang đến tháng 2 lại giảm so với tháng 1, giảm 55,3%, tương đương với 11 triệu USD. Sang đến tháng 3, kim ngạch lại tăng trưởng, đạt 17,5 triệu USD, tăng 58% so với tháng 2; tháng 4 giảm nhẹ so với tháng trước,đạt 16,2 triệu USD giảm 7,3% và sang đến tháng 5 lại tăng lên 20,1 triệu USD so với tháng 4, tăng 23,9%.
Kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói 5 tháng 2013
Thời gian |
Kim ngạch (USD) |
Tháng 1 |
24.763.610 |
Tháng 2 |
11.064.373 |
Tháng 3 |
17.597.883 |
Tháng 4 |
16.296.016 |
Tháng 5 |
20.191.475 |
Về thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga… là những thị trường chính nhập khẩu mặt hàng mây, tre, cói của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 19,8 triệu USD, tăng 18,10% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thị trường Nhật Bản - là thị trường nhập khẩu lớn hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN), chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Ủy viên Hiệp hội Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại Nhật Bản (Vismas)- cho biết, hiện Việt Nam chưa có sản phẩm TCMN nào thành công tại Nhật Bản. Hàng TCMN của Việt Nam tốt nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, chưa kể mẫu mã còn thiếu đa dạng.
Để doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường, theo Ủy viên Vismas, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến 3 vấn đề: Thứ nhất, thị trường Nhật Bản rất khắt khe. Chẳng hạn, một bức tranh rất đẹp nhưng chỉ cần một vết xước nhỏ cũng bị loại ra.
Thứ hai là sự khác biệt về văn hóa. Nhật Bản là nước rất bảo thủ trong tiêu dùng. Khi người tiêu dùng không biết gì về sản phẩm và chưa nhìn thấy sản phẩm đó bao giờ thì họ chưa chắc đã chọn dùng. Chính vì vậy, điều đầu tiên là các DN Việt Nam cần nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, kiểu dáng của người Nhật. “Người Nhật nhà bằng gỗ, nhà chống động đất nên họ dùng những màu rất trầm.
Chính vì vậy, các sản phẩm TCMN màu sắc của Việt Nam không hấp dẫn người tiêu dùng Nhật Bản.
Thứ ba, chính sách của Nhật Bản hiện nay là thúc đẩy XK, do vậy sẽ có nhiều rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa XK vào Nhật. Đây chính là những khó khăn đối với DN Việt Nam khi XK sang Nhật Bản.
Thị trường xuất khẩu mây, tre, cói 5 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK T5/2013 |
KNXK 5T/2013 |
KNXK 5T/2012 |
% +/- KN so cùng kỳ |
tổng KN |
20.191.475 |
90.382.551 |
1.819.105.446 |
-95,03 |
Hoa Kỳ |
4.133.580 |
19.897.540 |
16.847.339 |
18,10 |
Nhật Bản |
3.392.910 |
14.465.507 |
15.090.349 |
-4,14 |
Đức |
2.117.626 |
9.655.987 |
11.994.931 |
-19,50 |
Nga |
909.385 |
5.432.838 |
3.098.909 |
75,31 |
Anh |
702.896 |
3.309.421 |
2.772.023 |
19,39 |
Pháp |
587.191 |
3.286.543 |
2.774.147 |
18,47 |
Hàn Quốc |
909.405 |
3.147.176 |
2.360.385 |
33,33 |
Oxtrâylia |
702.047 |
3.040.287 |
3.395.063 |
-10,45 |
Đài Loan |
642.325 |
2.507.762 |
2.722.079 |
-7,87 |
Canada |
390.838 |
2.243.753 |
1.712.883 |
30,99 |
Hà Lan |
203.634 |
2.045.718 |
1.749.884 |
16,91 |
Tây Ban Nha |
637.189 |
2.040.098 |
2.373.458 |
-14,05 |
Italia |
347.116 |
1.543.642 |
2.106.212 |
-26,71 |
Thuỵ Điển |
299.869 |
1.426.743 |
1.242.547 |
14,82 |
Ba Lan |
335.919 |
1.400.341 |
1.633.820 |
-14,29 |
Bỉ |
275.750 |
1.118.154 |
2.088.704 |
-46,47 |
Đan Mạch |
86.180 |
864.202 |
811.718 |
6,47 |
Một thị trường cũng đáng quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam –đó là thị trường Châu Âu. Theo nguồn báo Công thương cho biết, dự báo trong giai đoạn 2013-2015, thị trường châu Âu có nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN trên 7 tỷ USD/năm, đây là tiềm năng lớn để ngành TCMN Việt Nam tận dụng lợi thế nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, để có thể tăng cường xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường châu Âu không đơn giản, nguyên nhân do hệ thống luật pháp của châu Âu thuộc loại phức tạp nhất thế giới do có nhiều rào cản thương mại mà thông lệ quốc tế chưa quy định. Mặt khác, châu Âu là thị trường có những đòi hỏi rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái và tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống… Đó là chưa kể môi trường cạnh tranh quyết liệt, với nhiều nhà xuất khẩu từ khắp nơi trên thế giới cung cấp các sản phẩm đa dạng, tới hệ thống phân phối nội địa phức tạp, khó xâm nhập, đòi hỏi nhiều nỗ lực của các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường này.
Phó Tổng giám đốc thường trực Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)- 1 trong 10 DN xuất khẩu mặt hàng TCMN lớn nhất cả nước nhận định, người dân châu Âu rất chú ý đến những sản phẩm thủ công sản xuất bằng chất liệu đa dạng từ gỗ, tre, lục bình, cói, tơ sợi, đá, kim loại, gỗ, da vải và giấy. Mặc dù là hàng thủ công chủ yếu làm bằng tay hoặc dùng các công cụ thô sơ, nhưng thị trường châu Âu vẫn đòi hỏi cao về giá trị sản phẩm như: Chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng, màu sắc của sản phẩm và xuất xứ hàng hóa…
Theo vinanet
|