Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu nông sản “đổi vai”

8/3/2013 10:29:10 AM

Xuất khẩu nông lâm thủy sản có sự giảm sút nghiêm trọng về cả lượng và giá trị. Vị trí chủ lực đóng góp của nhóm hàng này vào tỷ trọng XK chung đã bị "lung lay" bởi nhóm hàng công nghiệp chế biến. 

Giá giảm, thị trường dịch chuyển 

Nhìn vào kết quả XK của nhóm hàng nông lâm thủy sản, có thể thấy 2 sự dịch chuyển lớn. 

Thứ nhất, nếu trước đây, nhóm hàng nông lâm thủy sản được xem là chủ chốt, động lực chính góp phần vào tăng trưởng kim ngạch XK của cả nước thì đến nay nhóm này đã bị thay thế bởi nhóm ngành công nghiệp chế biến. Nông lâm thủy sản hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng 15,7% tổng kim ngạch XK trong khi năm 2012 con số này là 19,5%. 

Nguyên nhân khiến nhóm hàng này bị "truất ngôi" chủ yếu do ảnh hưởng giảm giá từ các mặt hàng XK nông sản chính. 

Cụ thể, XK gạo tiếp tục sụt giảm cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Theo Bộ NN&PTNT, XK gạo 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,22 triệu tấn gạo với 1,88 tỷ USD, giảm 11,3% về khối lượng và 13% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá gạo XK tiếp tục ở mức thấp, bình quân 6 tháng đầu năm chỉ 443 USD/tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ. 

Mặt hàng cà phê, khối lượng XK cà phê 7 tháng đầu năm ước đạt 890.000 tấn, giá trị đạt xấp xỉ 1,91 tỷ USD, giảm 23,7% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so cùng kỳ. 

Thứ hai, thị trường nhập khẩu (NK) đã có sự dịch chuyển đáng kể. Ví dụ như ngành hàng gạo. Trước đây, thị trường NK gạo của Việt Nam là Philippines, Indonesia, Malaysia nhưng nay, những nước này đang tập trung tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do vậy, Trung Quốc đã vươn lên là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm nay, XK gạo sang Trung Quốc đạt trên 1,29 triệu tấn với giá trị đạt xấp xỉ 526,5 triệu USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch XK gạo. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị XK gạo sang thị trường Trung Quốc tăng lần lượt là 20% và 16,7%. Tuy nhiên, Trung Quốc NK nhiều gạo của Việt Nam không phải để phục vụ nhu cầu trong nước mà chủ yếu "ăn" chênh lệch giá khi XK sang nước khác. 

Một ví dụ khác minh chứng cho sự dịch chuyển thị trường là ngành hàng thủy sản. XK thủy sản sụt giảm ở các thị trường như: Nhật Bản (giảm 4,2%), Hàn Quốc (giảm 20,4%), và Tây Ban Nha (giảm 12,4%). Trong khi đó, XK sang Trung Quốc và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 55,1% và 13,4% so với cùng kỳ. 

Thay đổi nhận thức

 

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các mặt hàng nông sản giảm giá cộng với việc kinh tế các nước vẫn chưa bước qua khủng hoảng làm cho XK nông sản của Việt Nam bị sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân khách quan. Có một nguyên nhân chủ quan đến từ việc hàng hóa của Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà NK nên đã bị trả về. 

Ví dụ như: Sản phẩm chè do tồn dư hoạt chất bảo quản thực vật vượt ngưỡng cho phép nên các đối tác châu Âu đã trả lại, Mỹ cấm thông quan quả thanh long có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định... 

Loại nông sản chủ lực của Việt Nam là lúa gạo cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm đến nay cũng đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. 

Với những phân tích trên, việc nhóm hàng nông lâm thủy sản bị "truất ngôi" cũng là điều dễ hiểu bởi giá XK nông sản của Việt Nam đã đến "ngưỡng", rất khó để tăng giá. Trong khi đó, các thị trường NK chính như EU, Mỹ, Nhật Bản lại tỏ ra "khó tính" khi đưa ra những hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như người tiêu dùng. 

Nếu vẫn giữ cung cách làm ăn theo kiểu "chộp giật", không chú ý tới chất lượng, hay nói cách khác là không giữ chữ tín thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi XK sang những thị trường chính, chưa nói tới chuyện làm ăn với những thị trường mới. 

Do vậy, muốn duy trì thành tích tăng trưởng ấn tượng về sản lượng nông sản XK, Việt Nam phải có những bước đột phá về khoa học công nghệ, tổ chức chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thay đổi về thói quen canh tác, chế biến xuất phát tạo ra bước đột phá đến từ chính doanh nghiệp, người nông dân. 

Theo Báo Hải quan

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu sắn 3 tháng đầu năm giảm cả về lượng và kim ngạch (5/14/2014 10:00:20 AM)
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu giai đoạn 2013-2022 (3/28/2014 10:08:23 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Năm 2013, xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn (1/6/2014 10:17:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu sắn vẫn tăng trưởng tốt tại một số thị trường (6/10/2013 10:01:25 AM)
Trung Quốc nợ ngập đầu (5/14/2013 9:49:54 AM)
Quí I/2013, xuất khẩu sắn và sản phẩm tăng trưởng cả về lượng và trị giá (5/6/2013 9:33:00 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh (3/18/2013 9:36:05 AM)
Cảnh báo từ nợ tư tăng mạnh (10/31/2011 9:51:32 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nhập khẩu bông tăng mạnh (8/3/2013 10:28:00 AM)
Cơ hội xuất khẩu sang châu Phi (8/2/2013 9:20:34 AM)
Thị trường cung cấp nguyên liệu nhựa cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 (8/2/2013 9:19:53 AM)
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6 giảm do Việt Nam giữ lại (8/2/2013 9:19:01 AM)
Nhập siêu 180 triệu USD trong 7 tháng (8/2/2013 9:18:03 AM)
Tháng 7, cả nước xuất siêu 200 triệu USD (8/1/2013 10:32:27 AM)
Nhập khẩu nguyên liệu tăng (8/1/2013 10:30:26 AM)
Bảy tháng, xuất khẩu hàng hóa tăng 14,3% so cùng kỳ (8/1/2013 10:29:46 AM)
Khu vực FDI dẫn đầu về xuất khẩu 7 tháng đầu năm (8/1/2013 10:28:24 AM)
Xuất khẩu thiếc từ Indonesia giảm mạnh nhất trong 8 tháng (8/1/2013 10:28:02 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com