Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập siêu từ Hàn Quốc 7 tháng đầu năm gần 8 tỷ USD

9/11/2013 10:01:20 AM

Sau 20 năm hợp tác giao thương, Việt Nam luôn là nước nhập siêu từ Hàn Quốc. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc đạt 21,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt gần 5,6 tỷ USD, và nhập khẩu của Hàn Quốc hơn 15,5 tỷ USD, tức Việt Nam đã nhập siêu gần 10 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2013 có thể ở mức cao hơn năm 2012, bởi 7 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc xấp xỉ 8 tỷ USD (nhập khẩu từ Hàn Quốc 11,55 tỷ USD, xuất khẩu sang Hàn Quốc 3,57 tỷ USD).

Tháng 7/2013 nhập khẩu từ Hàn Quốc trị giá 1,64 tỷ USD (tăng 31,86% so với tháng 7 năm ngoái); đưa kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 11,55 tỷ USD (tăng 36,16% so với cùng kỳ năm ngoái).

Những nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc là máy vi tính và linh kiện (2,86tỷ USD, chiếm 24,78% tổng kim ngạch); máy móc, thiết bị phụ tùng (1,57 tỷ USD, chiếm 13,57%); Điện thoại (1,27tỷ USD, chiếm 10,99%); Vải may mặc (979,53tỷ USD, chiếm 8,48%); Nguyên liệu nhựa (664,22 triệu USD, chiếm 5,75%); Sắt thép (655,14 tỷ USD, chiếm 5,67%); nguyên liệu dệt may, da giày (409,34 tỷ USD, chiếm 3,54%)… 

Nhìn chung hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2013 đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó các nhóm tăng cao trên 100% về kim ngạch gồm có: Phân bón (+259,9%); Khí đốt hoá lỏng (+144,17%); Điện thoại các loại và linh kiện (+110,26%); Gỗ và sản phẩm gỗ (+106,22%); Sản phẩm từ sắt thép (+95,51%); Hàng điện gia dụng và linh kiện (+92,81%). Ngược lại, mặt hàng xăng dầu, thủy sản, phế liệu sắt thép nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ với mức giảm tương ứng 54,12%,   50,38% và 77,7% về kim ngạch.

 

Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2013. ĐVT USD

 

 

Mặt hàng

 

 

T7/2013

 

T7/2013 so với T7/2012 (%)

 

 

7T/2013

 

7T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng cộng

1.641.964.408

+31,86

11.553.690.861

+36,16

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

390.045.805

+39,58

2.862.969.759

+74,40

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

212.874.419

+44,52

1.567.859.175

+59,80

Điện thoại các loại và linh kiện

177.534.747

+69,59

1.270.077.201

+110,26

Vải các loại

167.184.522

+25,78

979.532.545

+21,56

Chất dẻo nguyên liệu

89.905.028

+19,13

664.221.810

+31,17

sắt thép

69.600.865

-30,57

655.143.953

-19,16

Nguyên phụ liệu dệt may da giày

74.361.815

+41,03

409.342.712

+23,27

Sản phẩm từ sắt thép

80.320.548

+168,63

393.563.635

+95,51

Kim loại thường khác

46.566.411

+12,07

329.659.656

+24,60

Xăng dầu các loại

0

*

278.517.925

-54,12

sản phẩm từ chất dẻo

42.330.270

+69,67

272.216.940

+71,67

Hoá chất

25.379.031

+26,27

188.762.486

+13,73

Sản phẩm hoá chất

30.019.879

+32,17

162.172.841

+10,46

Linh kiện phụ tùng ô tô

16.642.419

-30,91

154.257.904

+3,04

Xơ sợi dệt các loại

21.237.707

+21,21

106.839.138

+1,33

Ô tô nguyên chiéc các loại (chiếc)

11.411.456

+13,30

98.947.921

+12,09

Dược phẩm

12.329.552

-10,02

86.531.465

-9,05

Cao su

10.370.830

-42,98

84.862.244

-25,28

Giấy các loại

9.091.482

-5,96

73.597.693

+21,99

Dây điện và dây cáp điện

9.587.412

+42,34

68.847.294

+78,95

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

10.538.984

+62,69

56.809.182

+45,22

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

3.813.447

+34,90

45.800.131

+0,82

Sản phẩm từ cao su

5.895.111

+68,97

38.973.877

+63,49

Sản phẩm từ kim loại thường khác

5.748.929

+64,15

37.739.233

+61,27

Phân bón

1.298.852

+2498,22

34.318.799

+259,90

Sản phẩm từ giấy

4.543.575

+2,59

28.163.301

+19,27

Hàng điện gia dụng và linh kiện

3.562.909

+189,14

18.614.430

+92,81

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.607.736

+75,66

16.421.847

+7,77

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

896.203

-16,57

14.559.363

-15,85

Hàng thuỷ sản

5.330.953

-19,56

13.645.839

-50,38

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

2.103.934

+46,06

12.297.786

-6,44

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.364.301

+128,42

6.560.016

+106,22

Sữa và sản phẩm sữa

702.326

-26,79

6.461.716

+2,07

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

563.490

+83,99

4.323.704

+102,92

Khí đốt hoá lỏng

206.602

+43,61

3.301.761

+144,17

Nguyên phụ liệu dược phẩm

601.006

+22,10

3.095.102

+20,45

Dầu mỡ động thực vật

333.789

+8,53

2.723.893

+1,31

Bông các loại

255.896

+93,28

1.830.594

+35,34

Phế liệu sắt thép

83.219

+35,91

450.433

-77,70

Nguyên phụ liệu thuốc lá

0

*

257.057

*

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Hàn Quốc thì đặc điểm nổi bật là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam đang là nước gia công các mặt hàng có hàm lượng “công nghệ” cao; hàng dệt may cho phía Hàn Quốc. 2 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng khá lớn sắt thép, sản phẩm từ sắt thép; hóa chất, sản phẩm hóa chất các loại từ Hàn Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản.

Đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Hàn Quốc được chính thức khởi động vào tháng 8/2012 tại Hà Nội. FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc được thông qua sẽ tạo cơ hội tăng lượng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhóm ngành nông lâm thủy hải sản (gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả, hạt tiêu...) và các sản phẩm đặc trưng như gốm, mây tre... qua đó, kỳ vọng sẽ thu hẹp thâm hụt thương mại giữa 2 nước. Đồng thời, do đặc điểm thương mại giữa Việt Nam- Hàn Quốc có tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp nên khi FTA Việt Nam - Hàn Quốc được ký kết đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam dự báo sẽ được mở rộng hơn. Mặt trái của nó là áp lực cạnh tranh thấp trong ngắn hạn nhưng cao hơn trong dài hạn đối với các ngành thép, dược, động cơ...

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc 4 tháng đạt gần 2,54 tỷ USD (6/2/2014 10:34:49 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc hồi phục (5/23/2014 9:11:50 AM)
Hiệp hội thức ăn Hàn quốc mua 60.000 tấn ngô (3/12/2014 10:14:59 AM)
Hàn Quốc: Sản lượng khai thác thủy sản giảm năm 2013 (3/5/2014 9:41:37 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Sản lượng hàng hóa hàng không Hàn Quốc tăng lần đầu tiên trong ba năm (1/27/2014 9:34:14 AM)
Buôn bán hai chiều Việt Nam-Hàn Quốc đạt kỷ lục 27,3 tỷ USD (1/18/2014 10:28:24 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc tăng 51,6% (12/6/2013 8:53:05 AM)
Xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc tăng mạnh (12/3/2013 9:27:18 AM)
Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng hơn 21% (11/28/2013 9:21:04 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng 22% (9/10/2013 9:57:52 AM)
Trung Quốc có thể nhập khẩu 20-30 triệu tấn ngô hàng năm (9/10/2013 9:42:38 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Đức tăng trên 20% (9/9/2013 11:26:18 AM)
Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 52,6% (9/9/2013 11:16:44 AM)
Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 52,6% (9/9/2013 10:09:25 AM)
Xuất khẩu sang Châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt 6,5 tỷ USD (9/9/2013 10:08:44 AM)
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản (9/9/2013 10:08:12 AM)
Xuất khẩu gạo cả nước 8 tháng đạt thấp hơn dự kiến (9/7/2013 10:10:56 AM)
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9 có thể giảm xuống 80.000 tấn (9/7/2013 10:10:08 AM)
Xuất khẩu dệt may lớn thứ năm trên thế giới (9/7/2013 10:08:28 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com