|
Do nhu cầu thép cả nước năm 2014 không tăng đột biến, nên công suất sản xuất thép vẫn dư thừa, cạnh tranh giữa các công ty trong nước vẫn diễn ra mãnh liệt và sẽ xuất hiện thêm một số công ty sẽ ngừng sản xuất do không còn tính cạnh tranh, sản phẩm có giá thành cao so với các công ty có năng suất cao và giá thành hạ nhờ công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tháng 1/2014 lượng thép xây dựng bán ra giảm sâu so với tháng trước là 36,49% và giảm 41,78% so với cùng kỳ.
Trong tháng 1/2014, do tiêu thụ chậm nên các công ty chỉ sản xuất 319.975 tấn, giảm 29,14% so với tháng trước, và giảm 5,26% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy các công ty đã tự định lượng cho mình việc sản xuất cùng với lượng tồn phù hợp.
Do thị trường đầu năm quá ảm đạm nên tính đến ngày 31/1/2014 lượng thép xây dựng tồn ở các công ty lên tới 436.748 tấn, con số này khá cao so với dự định ban đầu. Ttheo VSA, con số này đảm bảo gối đầu cho tháng tiếp theo. Lượng phôi còn tồn trong tháng 12/2013 khoảng 400.000 tấn cũng hoàn toàn đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy cán thép trong nước.
Trong lúc thép xây dựng khó tiêu thụ nhưng sản phẩm ống thép tiêu thụ vẫn giữ mức tăng trưởng tương đương như tháng 12/2013 là 68.045 tấn, tăng 0,772% so với cùng kỳ năm trước và tính đến ngày 31/1/2014 tồn kho 23.766 tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, do ảnh hưởng của việc nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nên không chỉ tháng 1/2014 mà tháng 2 ngành thép vẫn tiếp tục gặp khó, thậm chí đầu ra còn kém hơn so với tháng 1/2014. Tuy nhiên, bước sang tháng 3 có khả năng thị trường sẽ phục hồi trở lại do nhiều công trình đi vào xây dựng. Ngành thép hy vọng lượng thép xây dựng bán ra thị trường sẽ nhiều hơn so với tháng 1 và 2/2014.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, nhập khẩu sắt thép tháng đầu năm 2014 giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 24,50% và giảm 24,30% tương đương với 581,6 nghìn tấn, trị giá 413,4 triệu USD.
Về thị trường nhập khẩu, với vị trí địa lý thuận lợi, Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm 37,3% tổng lượng sắt thép nhập khẩu, với kim ngạch 152,7 triệu USD, tăng 9,99% về lượng và tăng 5,14% về trị giá so với tháng 1/2013.
Thị trường nhập khẩu nhiều sắt thép đứng thứ 2 sau Trung Quốc là Nhật Bản với 124 nghìn tấn, trị giá 84,8 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ thị trường này lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 48,25% và giảm 43,13%.
Tháng đầu năm 2014 này, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam có thêm thị trường Ucraina với lượng nhập là 52 tấn, trị giá 54,2 nghìn USD, tuy nhiên lại thiếu vắng các thị trường Bỉ, Braxin, Đan Mạch, Mehico, Hongkong, Nga, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhìn chung, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ các thị trường trong tháng đều giảm cả lượng và trị giá, số thị trường giảm chiếm trên 65%.
Đáng chú ý, Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ thị trường Tây Ban Nha chỉ có 98 tấn thép, trị giá 93,5 triệu USD, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh về khối lượng, tăng 390% và tăng 101,99% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu sắt thép tháng 1/2014
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường |
NK tháng 1/2014 |
NK tháng 1/2013 |
% so sánh |
Lượng |
trị giá |
Lượng |
trị giá |
Lượng |
trị giá |
Tổng KN |
581.629 |
413.470.703 |
770.347 |
546.162.845 |
-24,50 |
-24,30 |
Trung Quốc |
217.177 |
152.711.859 |
197.456 |
145.246.617 |
9,99 |
5,14 |
Nhật Bản |
124.029 |
84.846.542 |
239.650 |
149.202.247 |
-48,25 |
-43,13 |
Hàn Quốc |
106.252 |
78.989.681 |
132.290 |
109.359.699 |
-19,68 |
-27,77 |
Đài Loan |
87.600 |
56.669.382 |
119.564 |
79.428.431 |
-26,73 |
-28,65 |
Ấn Độ |
31.885 |
20.042.553 |
6.935 |
6.595.922 |
359,77 |
203,86 |
Malaysia |
3.410 |
4.154.483 |
3.712 |
4.747.043 |
-8,14 |
-12,48 |
Thái Lan |
2.368 |
2.782.739 |
3.747 |
5.107.274 |
-36,80 |
-45,51 |
Đức |
1.888 |
3.800.508 |
1.021 |
2.646.630 |
84,92 |
43,60 |
Hoa Kỳ |
1.313 |
1.666.547 |
764 |
791.529 |
71,86 |
110,55 |
New Zealand |
980 |
441461 |
848 |
415.307 |
15,57 |
6,30 |
Singapore |
566 |
712.743 |
616 |
1.246.657 |
-8,12 |
-42,83 |
Australia |
514 |
337.838 |
7.942 |
4.136.273 |
-93,53 |
-91,83 |
Indonesia |
427 |
531.366 |
545 |
854.748 |
-21,65 |
-37,83 |
Pháp |
292 |
1.570.590 |
288 |
1.681.612 |
1,39 |
-6,60 |
Canada |
250 |
84.150 |
323 |
173.389 |
-22,60 |
-51,47 |
Phần Lan |
169 |
475.362 |
294 |
993.339 |
-42,52 |
-52,15 |
Áo |
148 |
1.295.994 |
51 |
940.687 |
190,20 |
37,77 |
Tây Ban Nha |
98 |
93.527 |
20 |
46.302 |
390,00 |
101,99 |
Nam Phi |
92 |
128414 |
166 |
248.197 |
-44,58 |
-48,26 |
Thụy Điển |
61 |
291.729 |
404 |
1.939.713 |
-84,90 |
-84,96 |
Italia |
26 |
36.900 |
121 |
120.554 |
-78,51 |
-69,39 |
Anh |
17 |
34.364 |
265 |
205.016 |
-93,58 |
-83,24 |
Hà Lan |
14 |
44.863 |
2.777 |
1.641.099 |
-99,50 |
-97,27 |
Theo dự báo, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 có một số chuyển biến tích cực nhờ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành kinh tế trong đó có ngành công nghiệp thép. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn nhiều khó khăn tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế Việt Nam. Kinh tế trong nước vẫn chưa giải quyết được những khó khăn tồn tại, đặc biệt là tăng trưởng GDP chỉ ở mức khiêm tốn 5,8%, nên các công trình đầu tư mới còn hạn chế. Tình trạng bất động sản đóng băng mặc dù có được các gói kích cầu tháo gỡ, nhưng tác động chưa rõ rệt, việc giải ngân rất chậm. Những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều thép như đóng tàu, chế tạo ô tô, chế tạo cơ khí chưa khởi sắc, vì vậy tiêu thụ thép có tăng nhưng chỉ ở mức khiêm tốn 3-5% so với năm 2013 và không có đột biến. Với mức tăng trưởng dự kiến như vậy, tiêu thụ thép cả nước năm 2014 dự kiến chỉ đạt 12,4-12,65 triệu tấn/năm.
Do nhu cầu thép cả nước năm 2014 không tăng đột biến, nên công suất sản xuất thép vẫn dư thừa, cạnh tranh giữa các công ty trong nước vẫn diễn ra mãnh liệt và sẽ xuất hiện thêm một số công ty sẽ ngừng sản xuất do không còn tính cạnh tranh, sản phẩm có giá thành cao so với các công ty có năng suất cao và giá thành hạ nhờ công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Kinh tế thị trường sẽ tác động mạnh tới ngành công nghiệp thép Việt Nam năm 2014 với sự hội nhập sâu hơn của ngành thép vào thị trường thế giới, sự bảo hộ thép bằng thuế quan sẽ giảm đi, thép nhập khẩu sẽ vào Việt Nam mạnh hơn. Việc xuất khẩu thép Việt Nam ra nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều vụ kiện của các nước nhập khẩu. Tất cả những thách thức lớn lao đó sẽ buộc ngành công nghiệp thép Việt Nam phải cơ cấu lại và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, vừa nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trong mấy năm qua để mở rộng thị trường. Bởi liên tục từ năm 2010 tới nay, ngành thép Việt Nam đã xuất khẩu thép đạt khoảng 2 tỉ USD. Thép Việt Nam đã có mặt ở các thị trường lớn và đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU và ở các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông. Việc xuất khẩu thép tăng đã chứng tỏ sản phẩm thép Việt Nam ở nhiều công ty đã đạt được chất lượng quốc tế và có giá thành cạnh tranh.
Theo Vinanet/Báo Công Thương
|