|
Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam ra nước ngoài đạt 7,51 tỷ USD, chiếm 12,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 16,73% so với cùng kỳ năm trước (dệt may chỉ xếp sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện về giá trị xuất khẩu); trong đó, riêng mặt hàng vải xuất khẩu đạt 311,07 triệu USD, giảm 2,44%. Bất chấp khó khăn chung của thị trường thế giới, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước đạt 10,21 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng dệt may của Việt Nam, 5 tháng đầu năm đạt kim ngạch 3,69 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước, tăng 13,71% so với cùng kỳ. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 965,37 triệu USD, chiếm 12,86%; Hàn Quốc đạt 623,89 triệu USD, chiếm 8,31%; Đức đạt 273,93 triệu USD, chiếm 3,65%; Tây Ban Nha đạt 222,81 triệu USD, chiếm 2,97%.
Hoạt động xuất khẩu sang các thị trường chính, thị trường truyền thống của ngành vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định. Đáng chú ý là xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm nay sang các thị trường nhỏ, thị trường ngách mới đã tạo ấn tượng mạnh mẽ khi đạt sự bứt phá lớn về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, như xuất sang thị trường Senegal tuy chỉ đạt gần 2,2 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng mạnh 1.257%; xuất sang Chi Lê tăng 119,14%; sang Nigieria tăng 250,63%; Ba Lan tăng 78,19%; Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 88,56%, Myanma tăng 71%.
Số liệu Hải quan về xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T5/2014 |
5T/2014 |
T5/2014 so với T4/2014(%) |
5T/2014 so với cùng kỳ(%) |
Tổng KNXK hàng dệt may |
1.544.183.785 |
7.505.868.578 |
-2,00 |
+16,73 |
Vải các loại |
67.386.083 |
311.069.026 |
-6,49 |
-2,44 |
Hoa Kỳ |
734.680.082 |
3.685.075.450 |
-7,31 |
+13,71 |
Nhật Bản |
179.356.470 |
965.373.220 |
-7,97 |
+11,25 |
Hàn Quốc |
77.652.230 |
623.887.991 |
-40,87 |
+30,40 |
Đức |
66.125.725 |
273.934.293 |
+26,20 |
+24,07 |
Tây Ban Nha |
57.853.215 |
222.812.566 |
+58,71 |
+54,98 |
Anh |
43.212.177 |
192.214.276 |
+14,63 |
+16,47 |
Canada |
43.653.320 |
165.343.200 |
+27,81 |
+32,46 |
Trung Quốc |
37.437.963 |
155.909.188 |
+0,98 |
+44,63 |
Hà Lan |
36.099.016 |
110.824.179 |
+69,17 |
+16,71 |
Đài Loan |
11.475.111 |
74.922.353 |
-54,67 |
-2,86 |
Bỉ |
20.532.040 |
69.510.988 |
+56,32 |
+14,23 |
Pháp |
16.972.138 |
65.759.489 |
+6,47 |
+10,78 |
Italia |
26.399.182 |
65.013.523 |
+75,10 |
+38,14 |
Hồng Kông |
13.477.920 |
60.648.330 |
-18,16 |
+36,87 |
Campuchia |
13.650.738 |
59.160.336 |
+19,71 |
-7,73 |
Nga |
18.877.598 |
52.506.557 |
+67,62 |
+22,63 |
Australia |
10.955.160 |
48.327.141 |
+3,52 |
+42,15 |
Tiểu VQ Arập TN |
10.082.631 |
43.113.809 |
-16,41 |
+88,56 |
Mehico |
7.220.935 |
40.937.786 |
-0,45 |
+47,36 |
Indonesia |
7.822.796 |
36.352.451 |
+26,99 |
-10,12 |
Đan Mạch |
6.804.429 |
30.905.161 |
+16,15 |
-6,79 |
Thụy Điển |
5.273.833 |
28.825.277 |
+4,03 |
+2,29 |
Braxin |
5.524.559 |
25.722.833 |
+9,34 |
+46,32 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
6.089.672 |
25.095.234 |
+7,11 |
-9,89 |
Malaysia |
5.646.625 |
23.034.842 |
+19,02 |
+12,64 |
Ả Râp Xê Út |
4.673.871 |
22.068.256 |
-7,87 |
-24,06 |
Chi Lê |
9.368.293 |
21.943.437 |
+127,52 |
+119,14 |
Ba Lan |
3.141.981 |
19.175.733 |
-13,75 |
+78,19 |
Thái Lan |
3.735.116 |
16.899.315 |
+33,23 |
-11,34 |
Singapore |
3.522.972 |
16.238.639 |
+6,05 |
+11,96 |
Nigieria |
194.020 |
14.712.419 |
-73,22 |
+250,63 |
Bờ biển Ngà |
10.159.500 |
13.772.472 |
+513,85 |
* |
Philippin |
3.150.229 |
13.222.675 |
+42,73 |
+5,36 |
Bangladesh |
1.992.911 |
11.373.981 |
-20,93 |
+0,55 |
Séc |
674.272 |
10.097.732 |
-43,71 |
-10,64 |
Ấn Độ |
1.064.404 |
9.719.001 |
-29,72 |
-3,93 |
Panama |
1.559.666 |
9.081.989 |
-22,61 |
-30,06 |
Nauy |
536.088 |
7.868.327 |
-39,17 |
-2,65 |
Nam Phi |
1.960.064 |
6.937.284 |
+12,02 |
-10,95 |
Myanma |
1.707.523 |
6.456.017 |
+56,13 |
+71,01 |
New Zealand |
1.072.262 |
6.274.730 |
+9,81 |
+18,14 |
Israel |
1.552.709 |
6.250.010 |
+89,10 |
+4,97 |
Achentina |
580.693 |
6.101.212 |
-53,46 |
-2,88 |
Áo |
1.298.341 |
4.815.546 |
+36,51 |
-53,28 |
Hungary |
600.868 |
4.496.151 |
-47,81 |
+61,35 |
Phần Lan |
2.706.392 |
4.368.134 |
+322,34 |
+37,04 |
Thụy Sỹ |
1.118.372 |
4.215.400 |
+9,45 |
+13,10 |
Angola |
781.528 |
3.888.771 |
-29,86 |
-18,40 |
Lào |
545.372 |
3.252.048 |
-34,74 |
-19,97 |
Ucraina |
1.130.692 |
2.944.284 |
+300,19 |
-40,61 |
Slovakia |
395.207 |
2.634.182 |
+54,70 |
-31,36 |
Ai cập |
361.002 |
2.465.587 |
-29,57 |
-16,69 |
Senegal |
- |
2.195.115 |
* |
+1256,79 |
Hy Lạp |
466.230 |
1.710.420 |
+5,34 |
-41,46 |
Gana |
69.089 |
168.695 |
* |
+19,68 |
Trước lo ngại về tình hình trên biển đông sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước, ông Cao Anh Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương khẳng định: Những tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành dệt may khá tốt. Việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất của ngành vẫn diễn ra bình thường tại các cửa khẩu.
Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho biết: Thị trường nguyên phụ liệu dệt may không có biến động, nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn vẫn nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất từ thị trường Trung Quốc.
Trên thực tế, giá trị nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất của ngành 5 tháng đầu năm tăng vẫn mạnh, tương ứng với mức tăng trưởng xuất khẩu, như bông các loại tăng 32,1%, xơ, sợi dệt các loại tăng 7,8% so với cùng kỳ…
Cũng theo ông Hoàng Vệ Dũng, để chuẩn bị sẵn sàng điều kiện khai thác các cơ hội đến từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương các doanh nghiệp sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đã có kế hoạch và triển khai mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu.
Gần đây nhất, Công ty CP Sợi Thế Kỷ đã khởi công xây dựng nhà máy mở rộng chi nhánh Trảng Bàng giai đoạn 3 với tổng vốn đầu tư 33,9 triệu USD. Sau khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ cung cấp thêm khoảng 15.000 tấn sợi POY và 15.000 tấn sợi DTY mỗi năm. Tại Quảng Bình, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đầu tư 3 dự án và dự kiến đầu tư thêm 4 dự án với tổng kinh phí khoảng 4.800 tỷ đồng, trong đó có các dự án lớn về sợi, phát triển vùng nguyên liệu cây bông, bạch đàn…
Được biết, trong thời gian tới ngành dệt may sẽ chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; đầu tư sản xuất vải, sợi trong nước để chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng để nhập khẩu nguyên phụ liệu như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập khẩu sợi từ thị trường Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia… để tránh phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu.
Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt trên 24 tỷ USD trong năm nay, toàn ngành sẽ về đích theo quy hoạch trước 6 năm. 6 tháng cuối năm, dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào các thị trường chính sẽ vẫn được duy trì. Bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, ngành Dệt may sẽ chú ý hơn thị trường EU, vì đây là thị trường liên tục được mở rộng trong khi dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm 1% thị phần tại EU. Bên cạnh đó, Hiệp định FTA Việt Nam-EU đang gần về tới đích sẽ là cơ hội lớn để dệt may có thể gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang đẩy nhanh tiến độ dự án thuộc các lĩnh vực cốt lõi (sợi, dệt, nhuộm, may, phân phối) theo chiến lược gia tăng giá trị và đáp ứng yêu cầu của các hiệp định như TPP, FTA EU.
Nguồn: Vinanet
|