Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Doanh số bán giày dép Ấn Độ chậm chạp, cơn sốt giày Trung Quốc

7/22/2014 9:28:43 AM

Giao dịch trong các cửa hàng giày dép tại thành phố Ấn Độ vẫn chưa tăng trước ngày thánh Eid, với các mặt hàng được sản xuất trong nước đang phải đối mặt cạnh tranh với những người Trung Quốc, các thương nhân cho biết. Họ cho biết, doanh số bán ra tại các cửa hàng giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Doanh số bán tại các cửa hàng của chúng tôi không làm hài lòng tất cả. Thông thường các thương nhân đã có khoảng thời gian bận rộn với khách hàng sau Shab-e-Barat, nhưng năm nay chúng tôi không thấy một cuộc chạy đua như vậy ngay cả sau ngày 15 cảu tháng Ramada”, Abul Hashem, chủ một cửa hàng tại Trung tâm mua sắm Chowrongi, đường Elephant cho FE biết.

Ông cho biết, nếu xu hướng này tiếp tục như thế này trong hơn 7 ngày nữa, hầu hết chủ sở hữu các cửa hàng sẽ không trả được các khoản vay của ngân hàng hoặc không thanh toán được cho các nhà cung cấp của họ. Munsi Ruhul Amin, chủ cửa hàng khác của khu vực New Market cho biết, giá giày dép trong năm nay tăng cao cũng làm doanh số bán hàng kém.

“Giá hầu hết các mặt hàng giày được nhập khẩu và sản xuất nội địa đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng gây thất vọng cho các khách hàng”, ông cho biết thêm. Nilima Sultana, một người mua sắm, bày tỏ nỗi thất vọng về chất lượng và giá giày dép tăng cao. Bà cho biết, “Giá của giày đơn giản thậm chí còn không ít hơn 1.500 Tk, trong khi đó ở mức kh oảng 800 Tk đến 900 Tk vào năm ngoái. Nó thực sự là một gánh nặng đối với nhóm người có thu nhập thấp và trung bình”.

Tuy nhiên, sau một chuyến thăm thị trường, phóng viên FE đã chỉ ra rằng, giày dép được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, thống trị thị trường nội địa.

Theo chủ sở hữu cửa hàng, có hơn 85% giày của họ được nhập khẩu.

Những người tham gia thị trường cho biết, giá giày dép Trung Quốc cạnh tranh luôn hấp dẫn những người mua sắm. Điều này cũng thu hút các chủ sở hữu cửa hàng giới thiệu những mặt hàng nhập khẩu trước Eid-ul-Azha.

“Các nhà sản xuất nội địa có thể không cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong việc hoàn thiện các sản phẩm của họ cũng như giá cả. Bởi vậy, làm thế nào để chúng tôi có thể giúp họ?” Md Razib Dewan, một chủ cửa hàng tại Polwel Super Market cho biết.

“Bên cạnh đó, có nhiều giày được nhập khẩu mà chúng tôi có thể không bao giờ tìm thấy tại thị trường nội địa. Bởi vậy, chúng tôi phải phụ thuộc vào nhập khẩu”, ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, liên quan đến giá giày dép tăng cao, ông Dewan cho biết, hầu hết tất cả các chủ cửa hàng có kho dự trữ giày cũ mà họ không thể bán vào năm ngoái do bất ổn chính trị. Hầu hết trong số đó đã bị hư hỏng do để lâu.

Họ phải nhập khẩu trong năm nay để đối phó với các doanh nghiệp Eid. “Bởi vậy, chi phí giày tự nhiên sẽ cao hơn”.

Trong khi đó, doanh số bán tại các cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng thị trường nội địa cũng chậm, mặc dù giá không tăng trước mùa lễ hội Eid.

“Khách hàng có số lượng rất nhỏ tại các phòng trưng bày của chúng tôi so với những năm khác. Chúng tôi còn xa mới đạt mục tiêu doanh số bán hàng mùa lễ hội Eid”, một người bán hàng của cửa hàng giày BÂT tại khu vực Dainik Bangla nói với FE biết.

Theo Lefaso
TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu giày dép 7 tháng đầu năm 2015 đạt gần 6,98 tỷ USD (9/1/2015 9:57:36 AM)
Giày Việt chiếm lĩnh thị trường Brazil (6/23/2015 3:06:22 PM)
Tháng đầu năm xuất khẩu giày dép tăng trưởng tốt (3/9/2015 9:18:03 AM)
Xuất khẩu giày dép tăng trưởng trở lại trong tháng 10 (11/25/2014 9:39:03 AM)
Bảy tháng đầu năm xuất khẩu giày dép đạt gần 5,78 tỷ USD (8/27/2014 10:04:04 AM)
Việt Nam là nước cung cấp giày dép lớn thứ hai cho Colombia (8/26/2014 9:14:58 AM)
Xuất khẩu giày dép tỉnh Đồng Nai 7 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 1,1 tỉ USD (8/5/2014 9:53:08 AM)
Xuất khẩu da giày tăng trưởng chưa bền vững (7/7/2014 10:21:16 AM)
Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường tăng trưởng mạnh (7/2/2014 9:26:45 AM)
Xuất khẩu da giày bứt phá (6/24/2014 9:37:52 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Việt Nam đang là đích đến của nhà đầu tư Pháp (7/22/2014 9:26:52 AM)
Doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Vĩnh Phúc (7/22/2014 9:04:36 AM)
Doanh nghiệp Việt giới thiệu sản phẩm quà tặng tại Singapore (7/22/2014 8:58:42 AM)
Ngành titan Việt Nam: Chủ động tìm kiếm thị trường mới (7/21/2014 10:32:59 AM)
Lao đao bởi chi phí gia tăng (7/21/2014 9:39:39 AM)
Thặng dư gạo Indonesia đạt kỷ lục 4,2 triệu tấn (7/18/2014 9:49:51 AM)
Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển kinh tế những tháng cuối năm (7/18/2014 9:41:47 AM)
Vì sao giá đường Việt Nam cao nhất thế giới? (7/17/2014 8:57:53 AM)
Nuôi cá tra bán nội địa (7/17/2014 8:56:29 AM)
Fed bảo vệ chính sách nới lỏng tiền tệ do thị trường việc làm tăng trưởng yếu (7/17/2014 8:52:45 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com