|
Hiện nay, xuất khẩu giày dép đang đứng thứ 4 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu nhóm hàng này sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp, thì sang tháng 10/2014 đã đạt mức tăng trưởng dương 13,45% về kim ngạch so với tháng 9/2014 và cũng tăng 20,47% so với tháng 10/2013, đạt 863,43 triệu USD; đưa tổng kim ngạch cả 10 tháng đầu năm 2014 lên 8,3 tỷ USD, chiếm 6,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 10 mặc dù xuất khẩu giày dép sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ giảm nhẹ 3,5% so với tháng 9, nhưng tổng kim ngạch trong tháng 9 vẫn tăng trưởng dương do xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác đã đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ như: xuất sang Bỉ tăng mạnh trên 92%, xuất sang Anh tăng 14,94%, Đức tăng trên 24%. Tuy nhiên, xuất khẩu lại tăng trưởng mạnh trên 100% ở các thị trường nhỏ như: xuất sang Achentina (+282,8%), Áo (+179%), Slovakia (+158,58%), Đan Mạch (+144,9%), Thụy Sĩ (+116,2%), NewZealand (+108,4%).
Trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam, chiếm 32,3% trong tổng kim ngạch, đạt 2,68 tỷ USD; tiếp sau đó là các thị trường như Bỉ (532,18 triệu USD, chiếm 6,41%), Anh (467,84 triệu USD, chiếm 5,64%), Đức (463,22 triệu USD, chiếm 5,58%), Nhật Bản (437,27 triệu USD, chiếm 5,27%), Trung Quốc (426,54 triệu USD, chiếm 5,14%), Hà Lan (377,02 triệu USD, chiếm 4,54%), Tây Ban Nha (311,12 triệu USD, chiếm 3,75%). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến giá trị các sản phẩm giày dép xuất khẩu chưa cao chính là tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu còn chưa đạt như mục tiêu đề ra của ngành như: Da tổng hợp 30%, vải 70%, đế giày 60%. Đặc biệt, có một số nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm có giá trị xuất cao như giả da, da thuộc, các loại vải dệt, các phụ kiện cho sản xuất túi xách lại phải nhập khẩu tới gần 80% giá trị xuất khẩu.
Nhìn chung, xuất khẩu giày dép trong 10 tháng đầu năm sang phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Phần Lan tăng 204,47%, đạt triệu USD; Israel tăng 80,87%, đạt 24,87 triệu USD; Ba Lan tăng 70,39%, đạt 16,23 triệu USD. Cùng với tốc độ tăng trưởng, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết trong thời gian tới, sẽ tạo điều kiện để ngành da giày phát triển hơn nữa.
Mục tiêu của ngành da giày hiện nay là tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường (phát triển theo bề rộng), tăng tỷ suất lợi nhuận cho ngành (phát triển theo chiều sâu), trong đó cần tăng giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu cho các sản phẩm giày dép. Việc liên kết với những thương hiệu nổi tiếng để đa dạng hóa các sản phẩm trong ngành là một hướng đi mới mà các DN trong nước cần nắm bắt.
Để có được những sản phẩm có giá trị cao các DN phải xây dựng chiến lược phát triển theo hướng nâng cấp quy mô, đầu tư trang bị máy móc thiết bị và nhân sự để sản xuất các dòng sản phẩm cao cấp từ đó góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép 10 tháng năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T10/2014 |
10T/2014 |
T10/2014 so T9/2014
(%) |
T10/2014 so T10/2013
(%) |
10T/2014
so cùng kỳ
(%) |
Tổng kim ngạch |
863.432.237 |
8.298.021.606 |
+13,45 |
+20,47 |
+23,86 |
Hoa Kỳ |
272.719.420 |
2.680.456.375 |
-3,50 |
+26,09 |
+25,38 |
Bỉ |
63.897.188 |
532.183.260 |
+92,01 |
+41,39 |
+32,58 |
Anh |
52.231.726 |
467.839.971 |
+14,94 |
+10,62 |
+4,93 |
Đức |
49.447.026 |
463.222.182 |
+24,03 |
+18,48 |
+36,93 |
Nhật Bản |
41.803.862 |
437.267.081 |
-2,68 |
+48,44 |
+38,52 |
Trung Quốc |
54.094.083 |
426.538.267 |
+47,48 |
+20,85 |
+41,98 |
Hà Lan |
32.806.802 |
377.015.963 |
+10,43 |
+1,26 |
+29,99 |
Tây Ban Nha |
24.418.190 |
311.123.828 |
+20,52 |
+1,62 |
+32,80 |
Hàn Quốc |
11.993.670 |
240.975.546 |
-41,86 |
+32,14 |
+27,70 |
Italia |
26.934.475 |
237.881.430 |
+26,68 |
+28,03 |
+31,89 |
Braxin |
15.060.641 |
217.844.145 |
+28,05 |
-27,01 |
-5,65 |
Pháp |
25.263.305 |
198.192.038 |
+49,00 |
+7,86 |
+11,27 |
Mexico |
17.857.293 |
191.911.789 |
-30,17 |
-9,29 |
+0,91 |
Canada |
13.602.399 |
148.994.933 |
-12,20 |
+16,15 |
+19,64 |
Australia |
16.141.609 |
111.193.724 |
+24,54 |
+35,51 |
+28,95 |
Panama |
8.985.716 |
105.734.496 |
-35,85 |
+9,06 |
+1,14 |
Hồng Kông |
10.900.212 |
100.724.342 |
+32,36 |
+34,04 |
+20,72 |
Chi Lê |
13.154.632 |
96.316.463 |
+21,04 |
+13,75 |
+57,92 |
Slovakia |
9.976.783 |
83.704.593 |
+158,58 |
+15,39 |
+25,68 |
Nam Phi |
6.391.850 |
75.917.301 |
-30,97 |
-0,96 |
+12,54 |
Nga |
9.287.059 |
71.771.359 |
+38,00 |
-17,71 |
-7,91 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
9.689.697 |
69.619.028 |
+19,78 |
+43,67 |
+58,77 |
Đài Loan |
4.922.713 |
66.705.818 |
-24,84 |
-5,15 |
+13,28 |
Áo |
7.247.741 |
38.669.909 |
+179,00 |
+57,05 |
-7,56 |
Achentina |
3.850.554 |
36.046.657 |
+282,43 |
-31,60 |
-2,28 |
Malaysia |
2.611.868 |
33.224.413 |
-25,75 |
+18,25 |
+24,75 |
Đan Mạch |
4.250.993 |
32.181.785 |
+144,92 |
+220,94 |
+44,93 |
Thụy Điển |
2.215.714 |
31.333.657 |
+28,01 |
-37,42 |
-23,06 |
Ấn Độ |
3.457.082 |
29.079.684 |
+98,26 |
-8,88 |
+11,96 |
Singapore |
3.737.008 |
27.342.600 |
+68,53 |
+35,05 |
+3,61 |
Philippines |
3.046.703 |
25.769.922 |
-4,06 |
+65,87 |
+50,11 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
5.075.226 |
25.761.115 |
+48,31 |
+20,29 |
+24,93 |
Israel |
3.018.981 |
24.866.452 |
+33,89 |
+78,46 |
+80,87 |
Hy Lạp |
3.810.720 |
20.583.232 |
+65,41 |
+345,48 |
+56,96 |
Thái Lan |
1.847.707 |
19.117.103 |
+2,24 |
+25,00 |
-7,12 |
Indonesia |
2.208.731 |
18.245.539 |
+87,90 |
+11,68 |
+5,40 |
NewZealand |
2.927.720 |
18.132.096 |
+108,41 |
+47,07 |
+22,28 |
Ba Lan |
1.308.399 |
16.229.185 |
-18,51 |
+86,89 |
+70,39 |
Thụy Sĩ |
1.958.818 |
15.649.577 |
+116,24 |
-5,60 |
-15,49 |
Phần Lan |
997.468 |
9.556.195 |
+59,59 |
+202,46 |
+204,47 |
NaUy |
880.109 |
9.128.902 |
+21,59 |
-24,44 |
-42,88 |
Ucraina |
480.575 |
4.516.331 |
+2,49 |
+20,22 |
-12,73 |
Hungari |
- |
1.459.104 |
* |
* |
* |
Bồ Đào Nha |
- |
1.347.752 |
* |
* |
+47,53 |
Theo vinanet/Lefaso
|