Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển, trong 3 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa 2 nước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc đạt kim ngạch 1,76 tỷ USD, tăng 17,2% và nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hàn Quốc đạt 6,55 tỷ USD, tăng 18,0% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính riêng trong tháng 3/2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 684,32 triệu USD, tăng 46,3% so với tháng 2/2015. Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với những sản phẩm chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng thủy sản; điện thoại các loại và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ;... Trong đó, nhóm hàng hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch với 472,63 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc. Xếp thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 137,52 triệu USD, chiến 7,8% tổng kim ngạch, tăng 130,9% so với cùng kỳ năm 2014. Nhóm hàng thủy sản đứng thứ ba về kim ngạch với 118,83 triệu USD, giảm 6%; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc gồm có tôm, mực, bạch tuộc, cá…
Nhìn chung trong quý đầu năm 2015, xuất khẩu hầu hết các loại hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng trưởng mạnh ở các nhóm hàng sau: quặng và khoáng sản khác tăng 318,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 90,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 298,2%; đá quý, kim loại thường và sản phẩm tăng 112,0%;... Tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng lại có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: cà phê giảm 16,2%; sắt thép các loại giảm 50,7%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm 6,3%; sản phẩm gốm sứ giảm 8,2%;...
Sáng ngày 5/5/2015 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA).
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tin tưởng: Trong thời gian tới, khi hai bên thực thi Hiệp định chắc chắn quy mô và chất lượng trong hợp tác đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ có những bước tiến nhảy vọt và chúng ta hoàn toàn có điều kiện để tin rằng mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt 70 tỷ USD vào năm 2020 là khả thi.
Hiệp định giữa hai bên là hiệp định mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích của hai nước; bên cạnh văn kiện chính là Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước, hai bên còn ký kết bản thỏa thuận về hỗ trợ giữa Hàn Quốc với Việt Nam để đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả nhất.
Qua phân tích đánh giá, khả năng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sang Hàn Quốc, đặc biệt là hàng nông thủy sản, công nghiệp chế biến sẽ có mức độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới và ngược lại những hàng hóa mà Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu, phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu cho lĩnh vực dệt may, da giày, những mặt hàng mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng sẽ gia tăng được khối lượng xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày của Việt Nam phát triển.
Có thể nói về tổng thể, những đối tượng được hưởng lợi của Việt Nam thông qua Hiệp định này là khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, khu vực công nghiệp chế biến, khu vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Đây là những lĩnh vực chắc chắn mà Hiệp định sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho hay, bên cạnh ký kết Hiệp định, hai bên cũng đã trao đổi về những biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, đầu tư giữa hai nước, trong đó đặc biệt Hàn Quốc cam kết sẽ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, rau quả dễ dàng thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc với khối lượng ngày càng tăng và với thuế suất ưu đãi. Phía Hàn Quốc cũng cam kết thúc đẩy các dự án về năng lượng.
Số liệu của TCHQ xuất khẩu sang Hàn Quốc Quí I/2015.ĐVT: USD
Mặt hàng |
T3/2015 |
Quí I/2015 |
T3/2015 so với T2/2015 (%) |
Quí I/2015 so với cùng kỳ 2014 (%) |
Tổng kim ngạch |
684.323.514 |
1.766.033.920 |
+46,3 |
+17,2 |
Hàng dệt, may |
155.075.008 |
472.637.453 |
+4,9 |
+7,3 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
53.315.790 |
137.522.163 |
+35,5 |
+130,9 |
Hàng thủy sản |
42.424.105 |
118.838.649 |
+36,9 |
-6,0 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
68.322.167 |
118.656.759 |
+204,6 |
+14,8 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
39.214.379 |
106.654.209 |
+36,4 |
+7,1 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
41.610.148 |
98.247.834 |
+59,6 |
+83,0 |
Giày dép các loại |
32.041.321 |
94.054.575 |
+13,4 |
+15,3 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
19.105.518 |
48.736.859 |
+53,6 |
+13,1 |
Xơ, sợi dệt các loại |
18.562.083 |
47.269.031 |
+41,4 |
-3,7 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
18.377.233 |
37.844.177 |
+154,0 |
+43,6 |
Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù |
8.674.230 |
30.775.541 |
-1,0 |
+25,9 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
11.564.844 |
26.585.954 |
+101,3 |
+44,1 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
7.590.562 |
19.719.852 |
+44,4 |
* |
Sản phẩm từ sắt thép |
6.957.922 |
19.701.457 |
+30,9 |
+4,7 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
6.493.292 |
17.667.849 |
+40,1 |
+74,5 |
Hàng rau quả |
6.379.545 |
16.035.179 |
+51,6 |
+65,9 |
Dây điện và dây cáp điện |
5.906.716 |
15.345.037 |
+37,3 |
+6,6 |
Cà phê |
5.290.760 |
14.347.948 |
+118,3 |
-16,2 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
4.753.158 |
13.602.065 |
+64,0 |
+90,5 |
Phân bón các loại |
8.401.982 |
12.200.888 |
* |
-12,9 |
Sản phẩm hóa chất |
3.200.741 |
9.916.506 |
+14,5 |
+3,8 |
Cao su |
3.382.792 |
9.220.760 |
+75,6 |
-36,3 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn |
5.041.789 |
8.955.229 |
+1.142,5 |
-31,1 |
Hạt tiêu |
3.850.475 |
7.945.383 |
+58,6 |
-5,3 |
Sắt thép các loại |
1.629.068 |
7.826.615 |
-47,3 |
-50,7 |
Sản phẩm từ cao su |
2.849.823 |
7.404.057 |
+81,3 |
-8,9 |
Hóa chất |
3.186.354 |
6.084.576 |
+156,2 |
+32,3 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
1.847.391 |
5.018.166 |
+94,5 |
-6,3 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
1.371.613 |
4.155.264 |
+53,2 |
* |
Sản phẩm gốm, sứ |
1.371.697 |
3.896.548 |
+17,9 |
-8,2 |
Quặng và khoáng sản khác |
445.174 |
3.678.070 |
-85,6 |
+318,5 |
Than đá |
1.655.500 |
3.611.866 |
+46,3 |
-82,0 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
1.315.048 |
3.065.755 |
+74,2 |
* |
Chất dẻo nguyên liệu |
890.571 |
3.042.751 |
-30,8 |
+298,2 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
1.359.499 |
2.761.977 |
+60,5 |
+112,0 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
688.670 |
2.113.820 |
+14,2 |
+4,8 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
802.905 |
2.047.239 |
+72,8 |
+3,0 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
902.014 |
2.024.727 |
+63,4 |
-46,2 |
Theo Vinanet
|