|
Năm 2014, tổng XK tôm của Indonesia đạt 181,3 tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 19% về khối lượng và 29% về giá trị so với năm 2013. XK tôm của Indonesia tăng trưởng liên tục 24-29% trong 5 năm gần đây (2010-2014) trừ năm 2012 XK giảm 4%.
Bước sang năm 2015, XK tôm của Indonesia bắt đầu sụt giảm. Bốn tháng đầu năm 2015, Indonesia XK 561 triệu USD các sản phẩm tôm, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS 030617) và tôm chế biến đông lạnh (mã HS 160521) là 2 mặt hàng XK chính của Indonesia, chiếm tỷ trọng lần lượt 77% và 15%.
Thị trường NK tôm lớn nhất của Indonesia là Mỹ, chiếm 62% tổng XK tôm của nước này. Nhật Bản đứng thứ 2 chiếm hơn 20%. Việt Nam đứng thứ 6 chiếm 1,7%. Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 6 từ vị trí thứ 5 năm 2014 với 2%. Giá XK tôm sang Việt Nam thấp nhất trong số 10 thị trường NK chính tôm từ Indonesia.
Năm 2014, XK tôm Indonesia sang Mỹ tăng mạnh 44% và đây cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số 5 nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm nay, XK tôm Indonesia sang Mỹ giảm 17,4% theo xu hướng giảm XK tôm nói chung.
Năm 2014, XK tôm Indonesia sang Nhật Bản giảm 8% nhưng 4 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này lại tăng 3,7%. Do khủng hoảng kinh tế, đồng yên và EUR mất giá nên các nhà NK Nhật Bản, châu Âu có xu hướng tìm tới nguồn cung tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Indonesia. 8 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản cũng tăng 2% về NK tôm từ Ấn Độ trong khi NK từ các nguồn cung chính khác đều giảm. Do giá thành sản xuất tăng cao nên tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường Nhật Bản so với các đối thủ như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.
Trong top 10 thị trường NK chính của tôm Indonesia, 4 tháng đầu năm nay, có 3 thị trường tăng NK tôm từ nước này đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. Các thị trường còn lại đều giảm NK tôm từ nước này.
4 tháng đầu năm 2015, Indonesia dẫn đầu về cung cấp tôm thịt đông lạnh cho thị trường Mỹ. Việt Nam đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Tuy nhiên, giá tôm từ Việt Nam thường cao hơn so với các nhà cung cấp này.
Tính tới thời điểm hiện tại, Indonesia đã phá giá tiền tệ tới 28% để hỗ trợ XK. Động thái này khiến giá sản phẩm của nhiều nước XK tôm trong khu vực bị giảm sức cạnh tranh.
Theo ước tính từ Nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương, Indonesia đã trở thành quốc gia nuôi tôm lớn thứ hai trên thế giới trong năm 2014. Năm 2014, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia đã tăng 31% lên mức 504.000 tấn, đứng sau Trung Quốc với 955.000 tấn. Theo bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Nghề cá biển Indonesia, với mục tiêu sản lượng tôm đạt 785.900 tấn năm 2015, Indonesia có thể trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất châu Á và thế giới.
Indonesia hiện cũng đang phải đối mặt với các khó khăn tương tự các nước XK tôm khác như giá tôm giảm, chi phí đầu vào tăng, dịch bệnh, tỷ lệ tôm chết cao, thu hoạch sớm (thu hoạch lúc tôm được khoảng 5 gram) và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, với lợi thế về sản lượng, kinh nghiệm giải quyết dịch bệnh, đồng tiền thả nổi linh hoạt và không phải chịu các loại thuế từ thị trường Mỹ, XK tôm của Indonesia từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ tăng thị phần ở các thị trường NK lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Top 10 thị trường NK lớn nhất tôm Indonesia (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC) |
Thị trường |
T1-T4/2014 |
T1-T4/2015 |
Tăng, giảm (%) |
TG |
654.438 |
561.438 |
-14,2 |
Mỹ |
422.346 |
349.053 |
-17,4 |
Nhật Bản |
110.350 |
114.466 |
3,7 |
Anh |
19.970 |
17.558 |
-12,1 |
Trung Quốc |
4.820 |
16.682 |
246,1 |
Hà Lan |
23.230 |
11.256 |
-51,5 |
Việt Nam |
18.501 |
9.716 |
-47,5 |
Đức |
7.556 |
5.340 |
-29,3 |
Canada |
6.811 |
5.188 |
-23,8 |
Malaysia |
3.785 |
4.549 |
20,2 |
Singapore |
5.275 |
4.279 |
-18,9 |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
|