Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện: Chưa khả thi

2/16/2011 9:52:04 AM

Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ hai phương án thu phí tạo quỹ bảo trì đường bộ gồm: thu phí sử dụng đường bộ qua giá xăng, diesel tiêu thụ và thu trực tiếp theo đầu phương tiện ô tô, xe gắn máy theo tháng. Trong đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng lựa chọn phương án thu phí trực tiếp theo đầu phương tiện sử dụng đường bộ thay cho cách thu qua xăng dầu và qua trạm thu phí như hiện nay. Nhiều ý kiến không đồng tình với phương án này.

 

Khó hạn chế tình trạng phí chồng phí

 

Theo phương án thu phí trực tiếp theo đầu phương tiện mà Bộ GTVT kiến nghị, ô tô sẽ chịu mức phí từ 180.000 - 1,44 triệu đồng/tháng (tùy loại xe); mô tô, xe máy chịu phí từ 80.000 - 150.000 đồng/tháng (tùy loại xe). Để hạn chế tình trạng phí chồng phí ở các trạm thu phí sử dụng đường bộ hiện nay khi triển khai thu phí sử dụng đường bộ qua đầu phương tiện, trong báo cáo, Bộ GTVT đề xuất giải pháp: Đối với các trạm thu phí theo hình thức BOT sẽ tiếp tục thu để hoàn vốn đầu tư và bảo trì công trình đường bộ cho nhà đầu tư. Với các trạm thu phí đã bán quyền thu phí, đề nghị cho tiếp tục thu đến khi thực hiện xong hợp đồng chuyển giao quyền thu phí (tối đa đến hết năm 2015).

 

Về vấn đề này, ông Đặng Đức Tiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Vận tải Đặng Tiến, bày tỏ: Việc thu phí để duy tu, bảo trì đường bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, với tình trạng hệ thống giao thông cầu đường còn nhiều bất cập như hiện nay ở nước ta là chưa phù hợp. Cụ thể, theo quy định của Bộ GTVT trên các tuyến đường cứ 70km mới được đặt trạm thu phí nhưng hiện nay trên dọc các tuyến quốc lộ khắp cả nước tình trạng trạm thu phí mọc lên san sát nhau khiến các phương tiện vận tải hàng ngày phải còng lưng trả phí cầu đường.

 

Luật sư Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, cho rằng: “Về nguyên tắc người ta đã đóng phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện hàng tháng khi lưu thông qua các trạm thu phí sẽ không phải đóng phí nữa. Tuy nhiên, theo dự thảo của Bộ GTVT, các phương tiện lưu thông qua các trạm thu phí theo hình thức BOT vẫn phải đóng phí là không hợp lý. Bởi lẽ, hiện nay đa phần các dự án cầu, đường đều thực hiện theo hình thức BOT.

 

Ngoài ra, việc thu phí thông qua đăng kiểm xe theo định kỳ là không công bằng. Vì trên thực tế, có những xe chỉ hoạt động trong bến bãi, không lưu thông trên đường nên không ảnh hưởng đến chất lượng công trình cầu, đường. Bên cạnh đó, với cách tính xe chở container loại 20 và 40 feet để tính mức thu phí là không hợp lý. Vì đây là loại xe chuyên dụng nên tổng tải trọng xe thay đổi tùy theo trọng lượng thùng container”.

 

Đồng quan điểm này, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM, đặt vấn đề: “Nếu triển khai việc thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện tôi thấy không khả thi. Bởi lẽ, trên thực tế có xe chạy nhiều, xe chạy ít nên nếu thu một cách cào bằng là không công bằng”.

 

Cần tính toán hợp lý

 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu phí bảo trì, duy tu đường bộ để đảm bảo an toàn cho giao thông là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cần tính kỹ phương án thu như thế nào cho phù hợp. Bởi lẽ, đây là vấn đề liên quan đến nhiều người và có sự ảnh hưởng lớn đến xã hội. Do đó, nếu thu không khéo sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội.

 

Ông Tạ Long Hỷ phân tích: “Hiện nay, các loại hình vận tải đã chịu quá nhiều loại phí nay nộp thêm khoản phí bảo trì đường bộ sẽ là một gánh nặng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Mỗi khi chi phí tăng cao, để đảm bảo hoạt động kinh doanh, bắt buộc các đơn vị vận tải phải tăng giá cước. Trong khi đó, với loại hình dịch vụ vận tải hiện nay có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, nghề khác. Như vậy, nó sẽ kéo theo giá cả của các mặt hàng khác tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Theo tôi, Nhà nước cần phải tính kỹ phương án thu phí bảo trì đường bộ như thế nào cho phù hợp”.

 

Luật sư Thái Văn Chung cho rằng: Nhà nước cần tính kỹ phương thức thu phí như thế nào cho phù hợp. Nếu thực hiện phương án thu phí bảo trì đường bộ trực tiếp theo đầu phương tiện thì nên bỏ việc thu phí qua xăng dầu và bãi bỏ các trạm thu phí của Nhà nước để tránh tình trạng phí chồng phí nhằm giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải.

 

Theo SGGP

TIN LIÊN QUAN
Lượng trâu, bò nhập khẩu từ Campuchia giảm 50% so cùng kỳ (5/24/2014 10:05:16 AM)
Vận tải hàng hóa: Đường bộ thống lĩnh (5/12/2014 9:30:37 AM)
Đã có 16/41 nhà máy đường dừng sản xuất niên vụ đường 2013-2014 (4/28/2014 10:08:49 AM)
Sản lượng đường Brazil sẽ giảm do hạn hán ở khu vực Trung nam (4/25/2014 9:36:00 AM)
DHL mở dịch vụ LCL mới từ Đài Loan đến Áo (3/19/2014 8:49:48 AM)
Đường tồn kho lớn làm tăng áp lực xuất khẩu (3/12/2014 10:16:02 AM)
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Áo liên tục tăng trưởng (3/10/2014 10:33:57 AM)
Xe không qua hầm vẫn bị thu phí (3/7/2014 9:08:54 AM)
Nghịch lý đường dư thừa nhưng lại hạn chế xuất khẩu (2/28/2014 9:51:36 AM)
Thái Lan: Xuất khẩu đường năm 2014 dự kiến tăng lên mức kỷ lục (2/26/2014 10:07:45 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com