Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hoảng hốt với tăng trưởng của Mỹ

6/23/2011 9:45:06 AM

Hôm qua (22/6), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định, tốc độ phục hồi của nền kinh tế nước này đã diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng, đồng thời hạ một lượt dự báo tăng trưởng GDP của hai năm 2011 và 2012, khiến nhà đầu tư lo sợ và chứng khoán Âu, Mỹ đổ dốc.

Mặc dù, FED vẫn bày tỏ kỳ vọng tăng trưởng sớm hồi phục, và đánh giá tốc độ tăng nhanh của lạm phát chỉ là tạm thời, do những yếu tố tác động chỉ có tính chất ngắn hạn như giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn nguồn cung từ Nhật Bản do ảnh hưởng của trận siêu động đất và sóng thần hôm 11/3.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn hạ thấp mức dự báo tăng trưởng GDP Mỹ năm 2011 còn khoảng 2,7 - 2,9%, so với mức dự báo từ 3,1 - 3,3% hồi tháng 4. Đánh giá triển vọng cho năm 2012, FED dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng từ 3,3 - 3,7%, cũng thấp hơn so với lần dự báo trước.

Về vấn đề việc làm, theo FED, thị trường này yếu hơn dự kiến. Cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất gần bằng 0% trong một thời gian nữa và kết thúc QE2 vào cuối tháng này. Tuyên bố của FED ngay lập tức tác động xấu lên các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Tình hình khủng hoảng nợ nần tại châu Âu và đà phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ đang đe dọa tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia châu Á, các báo cáo gần đây cho thấy, trong khi ngành xuất khẩu khu vực này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu ở Mỹ và châu Âu.

Xuất khẩu của Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã tăng chậm lại. Trong tháng 5, xuất khẩu của Thái Lan tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn kém xa mức tăng trưởng 24,6% trong tháng 4. Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ tháng 5 là 34,4%, thấp hơn mức 43,9% trong tháng trước đó.

Credit Suisse Group AG cho rằng, tình hình ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Theo chuyên gia kinh tế trưởng Tao Dong của Credit Suisse Group AG, xuất khẩu của Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại trong mùa hè này do kinh tế Mỹ vẫn yếu kém.

Giám đốc điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, Mohamed El-Erian, vẫn tin tưởng rằng, Hy Lạp và một số nước châu Âu sẽ vỡ nợ. “Trong 3 năm tới, các nền kinh tế khác nhau sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Đối với châu Âu, nhất là Hy Lạp, đó là sự vỡ nợ”, ông nói.

Theo ông, tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là điều “không chắc chắn nhưng không thể không xảy ra”. Trước đây, CEO PIMCO cũng từng nhận định rằng, Hy Lạp sẽ vỡ nợ và châu Âu đã phung phí hàng tỷ USD cho quốc gia này.

Các bộ trưởng bộ tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất những chi tiết cuối cùng trong thỏa thuận về quỹ cứu trợ thường trực của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với khả năng cho vay thực tế của quỹ này lên tới 500 tỷ Euro.

Với mục tiêu thiết lập Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) mới, nhằm thay thế Quỹ Ổn định tài chính châu Âu tạm thời trị giá 440 tỷ Euro được thành lập hồi năm ngoái, các nước thành viên được đề nghị đóng góp 620 tỷ Euro bằng các khoản bảo lãnh tín dụng và 80 tỷ Euro tiền mặt.

Các bộ trưởng cũng nhất trí rằng, trái phiếu do quỹ này phát hành sẽ không được hưởng quyền ưu tiên trả nợ của nợ quốc gia. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia nhận cứu trợ có cơ hội trở lại thị trường để tự phát hành trái phiếu chính phủ dễ dàng hơn.

Cũng liên quan tới châu Âu, theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Bỉ (NBB), tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2011 sẽ đạt 2,6%, cao hơn so với dự đoán đưa ra trước đó và ngang với mức tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Bỉ dự đoán sẽ đạt 2,2%.

Thống đốc NBB Luc Coene nhấn mạnh, những số liệu này sẽ trở thành hiện thực, nhờ nhu cầu trong nước từ các hộ gia đình và công ty tăng mạnh trong quý đầu 2011. Mức tăng trưởng mạnh cũng sẽ là tin tốt lành cho thị trường việc làm, khoảng 77.000 việc làm mới sẽ được tạo ra trong năm nay và năm sau.

Số người thất nghiệp ở Bỉ dự đoán sẽ giảm 32.000 người và tỷ lệ người có việc làm ở Bỉ sẽ ở mức 68,5% dân số. NBB dự đoán, mức thâm hụt của Bỉ sẽ là 3,5% GDP trong năm nay và sẽ tăng lên 4% vào năm 2012. Ông Coene cũng cảnh báo về lạm phát và xu hướng giá cả leo thang.

Hai vụ thâu tóm lớn của hai ngân hàng Mỹ PNC và Capital One trong những ngày gần đây, đã cho thấy sự trở lại của xu hướng các ngân hàng mua lại tài sản của các đối thủ yếu hơn.

Cụ thể, PNC thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Mỹ của Ngân hàng Hoàng gia Canada với giá 3,45 tỷ USD. Trước đó vài ngày, Capital One cho biết sẽ mua bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ của ING của Hà Lan, ING Direct USA, với giá 9 tỷ USD.

Hai vụ thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đạt được liên tiếp sau một thời gian dài ít có các vụ M&A lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Theo nhà phân tích Jim Sinegal thuộc hãng đầu tư Morningstar, đà phục hồi kinh tế Mỹ đã tạo thuận lợi cho hoạt động M&A của khối tài chính ngân hàng.

Cũng liên quan tới ngân hàng, cơ quan Quỹ tiết kiệm quốc gia (NCUA) đã kiện hai ngân hàng là J.P. Morgan Chase và Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) vì đã lừa năm quỹ tiết kiệm lớn mua hơn 3 tỷ USD chứng khoán xấu dẫn đến bị sụp đổ.

NCUA đòi J.P. Morgan và RBS bồi thường 843 triệu USD vì đã “đưa thông tin bóp méo sự thật”, lừa năm quỹ tiết kiệm lớn, là thành viên của NCUA, mua trái phiếu đảm bảo bằng các khoản vay địa ốc thế chấp “chắc chắn sẽ giảm giá”.

Công ty MSCI, đơn vị quản lý các chỉ số chứng khoán được giao dịch trên toàn cầu, ngày 22/6 cho biết vẫn xếp Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan vào nhóm các thị trường mới nổi, dù có nhiều suy đoán cho rằng hai nền kinh tế này sẽ được công nhận là thị trường phát triển.

MSCI cho biết, hai thị trường trên vẫn tồn tại một số vấn đề. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư xem Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan ngang hàng với thị trường phát triển, vì cho rằng cả hai đã được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào danh sách các nền kinh tế có thu nhập cao.

Liên quan tới thị trường vàng, trong một động thái đầy bất ngờ, Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Anand Sharma cho biết, nhập khẩu vàng và bạc trong tháng 5 của nước này tăng vọt 500% so với tháng 4 và 222% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, tháng 5 vừa qua, Ấn Độ đã nhập khẩu tới 8,9 tỷ USD vàng và bạc, tương đương khoảng 50% lượng vàng và bạc nhập khẩu trung bình cho cả năm. Trong khi đó, dẫu đồng rupee duy trì được giá trị so với USD, nhưng đã giảm khá mạnh so với vàng, bạc, dầu, thực phẩm, và năng lượng.

 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan (6/9/2014 9:44:56 AM)
Mỹ chưa hoàn thiện Tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản sinh thái (5/22/2014 10:07:55 AM)
Hạt điều Việt Nam sẽ ồ ạt vào siêu thị Nhật, Mỹ (5/17/2014 9:35:30 AM)
Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt (5/15/2014 9:56:23 AM)
Mỹ vươn lên là nhà nhập khẩu lớn nhất cá tra Việt Nam (5/12/2014 10:10:27 AM)
Trung Quốc tính xây tuyến tàu cao tốc tới Mỹ (5/10/2014 9:22:33 AM)
Mỹ cần cải cách chính sách để giảm nhập khẩu thủy sản bất hợp pháp (5/5/2014 11:18:37 AM)
Xúc tiến đưa xoài, vú sữa vào Mỹ (3/19/2014 9:56:16 AM)
Việt Nam xuất siêu sang Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2014 (3/19/2014 9:41:12 AM)
THÔNG TIN KHÁC
IMF nêu lên các nguy cơ với kinh tế Tây Ban Nha (6/22/2011 9:48:49 AM)
10 lý do để tin kinh tế thế giới không “mò đáy” (6/21/2011 9:45:46 AM)
IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế "tiềm ẩn rủi ro" (6/20/2011 10:02:25 AM)
Kinh tế 24h: Giông tố sắp nổi (6/14/2011 9:57:04 AM)
Đồng USD tăng giá so với đồng yen Nhật ở châu Á (6/8/2011 9:45:01 AM)
Nhật và Peru ký Hiệp ước tự do thương mại (6/2/2011 10:29:28 AM)
WTO sử dụng chiến thuật gỡ bế tắc đàm phán Doha (6/2/2011 10:23:52 AM)
Vẫn chưa nới lỏng tiền tệ: Đợi lạm phát thuyên giảm? (5/31/2011 10:03:56 AM)
Nhiều thách thức đe dọa thế giới (5/27/2011 9:55:40 AM)
Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam khởi kiện các chủ tàu nước ngoài (5/27/2011 9:54:01 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com