Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Cảnh báo từ nợ tư tăng mạnh

10/31/2011 9:51:32 AM

Số liệu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tổng dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam (còn gọi là nợ tư) hiện ở mức tương đương 125% GDP.

Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất khu vực. Mức nợ tư tăng cao kéo theo những cảnh báo liên quan rủi ro về nợ xấu của ngân hàng.


Nợ tăng nhanh


Cũng theo WB, tỷ lệ này tăng rất nhanh trong những năm qua: từ 35% GDP năm 2000 lên 71,2% năm 2006, 93,4% năm 2007, 90,2% năm 2008, 112,7% năm 2009 và tới 125% năm 2010. Đáng chú ý, chưa có thông tin vì sao tỷ lệ này lại tăng nhanh trong mấy năm vừa qua. Có chuyên gia cho rằng đó là do bong bóng bất động sản, giá đất tăng, tín dụng cho địa ốc tăng nên tổng tín dụng tăng theo.


Cũng có nguồn phân tích cho là vì số lượng các tổ chức tín dụng tăng nhanh, kéo theo mức tăng tổng tín dụng chung của nền kinh tế, nhất là tăng trưởng của Việt Nam trong những năm vừa qua chủ yếu dựa vào đầu tư. Và cũng có lẽ chính sách kích cầu, qua bù lỗ lãi suất trước đây cũng là lý do cho nợ tư tăng nhanh như vậy.


Theo một chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, cảnh báo về nợ tư của WB được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt vụ nỡ vợ xảy ra ở Hà Nội và các địa phương thời gian qua là cảnh báo rất nghiêm túc với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các số liệu công bố trên cần phải xem xét cẩn thận.


TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng đây là những chỉ báo cho thấy nền kinh tế đang gặp rất nhiều vấn đề cần thận trọng giải quyết.


Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành, cần phân tích số dư nợ tín dụng tăng nhanh bất thường này bắt nguồn từ đâu. Trong năm 2009-2010, một lượng lớn tín dụng đã chạy vào bất động sản, hút gần hết nguồn tiền của nền kinh tế vào lĩnh vực không mang lại nhiều lợi ích kinh tế, trong khi lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị khát vốn.


Khi WB đưa ra nghiên cứu và cảnh báo biến chuyển về tín dụng của Việt Nam quá cao so với nền kinh tế thì phải thận trọng. Trong năm 2010-2011, chúng ta đưa ra việc hạn chế tăng tín dụng nhưng việc thắt chặt này không đúng chỗ.


Thắt chặt quá khiến doanh nghiệp chết thì không được, thắt chặt nhưng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp sống và phát triển. Vì vậy cần xem lại vấn đề quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng cổ phần thương mại.


Rà soát nợ xấu ngân hàng


Theo ông Bùi Kiến Thành, cần chú ý đặc biệt đến các khoản nợ xấu của doanh nghiệp biến thành nợ khó đòi hiện đã tới mức nào và cần giải quyết ra sao. Nhà nước không có nghĩa vụ như ở một số nước như Ai Len đã làm là mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Nếu ngân hàng nào quản lý không tốt, để nợ khó đòi tăng cao, ăn hết phần vốn điều lệ thì Ngân hàng nhà nước phải có biện pháp thanh lý, không để tạo tình hình bất ổn cho nền kinh tế.


Nợ xấu hiện phân bố không đều ở các ngân hàng. Và điều này phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay và kiểm soát nguồn vốn vay, cũng như hỗ trợ khách hàng. Bởi trong nhiều trường hợp, khi xét duyệt hồ sơ cho vay, các dấu hiệu xấu chưa xuất hiện, chỉ đến tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 6 mới bắt đầu lộ diện. Nhiều ngân hàng không quản lý rủi ro tốt nên tạo ra tỉ lệ nợ xấu cao.


“Cần ngay lập tức rà soát lại sức khỏe của các ngân hàng. Ai làm bậy cần xử lý ngay. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng quá 5% GDP thì sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Việc vỡ nợ ngân hàng ở các nước là bình thường. Ở Việt Nam hiện nay 12 ngân hàng lớn nhất đang nắm tới 85% thị phần tính dụng. Còn lại 15% chia cho hơn 30 ngân hàng nhỏ khác.


Vì vậy cần xử lý nhanh các khoản nợ xấu của những ngân hàng nhỏ, không để lây lan sang các ngân hàng khác. Các ngân hàng lớn cũng cần xem lại việc quản lý rủi ro của mình. Còn đề xuất nhà nước mua lại các ngân hàng có nợ xấu cao chỉ là nhằm bảo vệ một lợi ích nhóm mà thôi”- Ông Thành nói.

Theo tính toán, GDP của Việt Nam theo công bố chính thức hiện ở mức khoảng 106 tỷ USD. Trong khi nợ tư chiếm tới 125% GDP, tương đương khoảng hơn 131 tỷ USD. Với lãi suất như hiện nay thì mỗi năm các doanh nghiệp có nợ tư này phải trả lãi suất tiền vay khoảng trên 20 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp khó hoàn thành được việc trả nợ và lãi đúng hạn.


Theo
TPO

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Kinh tế Thái Lan tê liệt, kinh tế thế giới lao đao (10/31/2011 9:44:11 AM)
Nền kinh tế Mỹ khởi sắc nhờ người tiêu dùng (10/31/2011 8:39:56 AM)
Châu Âu muốn mượn sức Trung Quốc vượt khủng hoảng (10/29/2011 9:43:10 AM)
Vì sao giá xăng, dầu quốc tế rủ nhau phi mã? (10/28/2011 9:26:19 AM)
Kinh doanh ngoại tệ: Cửa săn lợi nhuận cuối năm (10/28/2011 9:11:53 AM)
Lãi suất huy động vàng lên 3% một năm (10/27/2011 9:52:06 AM)
Việt Nam sẽ nằm trong top 4 nước lạm phát cao của thế giới? (10/27/2011 9:27:12 AM)
Khủng hoảng nợ châu Âu: “Một lỗ thủng trong cái xô” (10/26/2011 10:04:43 AM)
Loạn trích Quỹ bình ổn xăng dầu, vì đâu? (10/25/2011 4:09:25 PM)
Giá dầu thô tăng mạnh (10/25/2011 2:30:07 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com