|
Đó là khẳng định của ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam tại buổi họp báo chiều qua, 8-11, với các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Theo ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, chuyện tắc đường hàng không đã xảy ra, nhưng không phải là nhiều. “Tắc ở đây phải hiểu là tắc ở những giờ cao điểm". Ông Thanh cho biết, hiện có 3 múi giờ cao điểm bị tắc ở cả sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tập trung vào gần trưa, đầu giờ chiều và riêng Nội Bài thì có thêm buổi đêm nữa.
Ông Thanh khẳng định: "Đây có thể coi là những múi giờ đẹp mà các hãng hàng không đều muốn bay, nên sẽ xảy ra chuyện tắc đường trên không, nếu trải đều ra 24 giờ thì sẽ không có chuyện ùn tắc".
Tuy nhiên, việc trải đều giờ bay trong ngày cũng gặp nhiều khó khăn bởi phụ thuộc vào hoạt động hệ thống mạng đường bay, tàu bay của các hãng hàng không, phụ thuộc vào múi giờ mà tất cả các hãng hàng không không đều muốn đến... ông Thanh giải thích. Ngoài ra, theo ông Thanh có thực trạng tại sân bay việc tắc chủ yếu ở khả năng thông quan trên không và cả năng lực của nhà ga.
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới sân bay lớn nào cũng có tình trạng này. Khả năng thông quan trên không của một sân bay tập trung vào rất nhiều yếu tố như: hạ - cất cánh được, đường băng sân đỗ, năng lực thông quan của nhà ga, năng lực phục vụ của đơn vị dịch vụ,”. Để giải bài toán "tắc đường" hàng không, Cục hàng không cũng đã đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hệ thống phương thức bay, ngoài hệ thống đường bay, năng lực điều hành của cảnh sát viên không lưu, năng lực điều hành của cảnh sát viên tại sân đỗ, đường băng để làm sao tăng được năng lực khai thác lên.
Hạn chế tối đa tình trạng tắc tại các sân bay lớn, theo ông Thanh vẫn là việc phối hợp điều tiết giờ cất, hạ cánh hợp lý nhất có thể trong điều kiện hiện nay.
Theo GTVT
|