Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xăng nhập lao dốc, trong nước bất động

11/26/2011 9:40:00 AM

Bất chấp giá xăng thành phẩm tại Singapore - mức giá tham chiếu để tính “giá cơ sở” cho việc điều chỉnh giá bán lẻ trong nước - đã giảm mạnh liên tục nhiều ngày gần đây, giá xăng A92 bán lẻ trong nước vẫn án binh bất động.

Một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu vẫn than lỗ, trong khi nhiều chuyên gia lĩnh vực này khẳng định doanh nghiệp đã lãi khá nhiều và hoàn toàn có cơ sở để giảm giá bán lẻ xăng A92.

Giá nhập giảm 2.000 đồng/lít

Giá dầu giảm

Theo giá dầu tại Singapore được công bố bởi Petrolimex, ngày 22-11 giá dầu tại Singapore có xu hướng giảm. Cụ thể, trong các phiên giao dịch khoảng giữa tháng 11, dầu diesel chủ yếu giao dịch ở mức 130-132 USD/thùng thì đến ngày 22-11 đã giảm còn 127,15 USD/thùng. Tương tự, dầu hỏa cũng từ trên 130 USD/thùng ở tuần trước, nay đã về mức 126,56 USD/thùng. Giảm mạnh là dầu FO, từ 712-718 USD/thùng trong các phiên giao dịch giữa tháng 11 đã giảm còn 664,45 USD/thùng.

Thông tin từ Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) cho biết ngày 22-11 giá xăng A92 giao dịch tại Singapore đang đứng ở mức thấp là 106,9 USD/thùng. Nếu so với thời điểm giá bán lẻ mặt hàng xăng trong nước được điều chỉnh gần nhất (ngày 26-8) từ 21.300 đồng/lít xuống còn 20.800 đồng/lít, giá nhập khẩu đã giảm được gần 15,4 USD/thùng, tương đương hơn 2.000 đồng/lít.

Chưa kể việc giá nhập khẩu giảm còn kéo theo phí bảo hiểm giảm, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tính theo tỉ lệ phần trăm của giá nhập khẩu cũng giảm theo. Tuy nhiên, giá bán trong nước vẫn giữ nguyên 20.800 đồng/lít.

Theo quy định tại nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu của Bộ Tài chính, giá bán lẻ trong nước được điều chỉnh dựa theo “giá cơ sở” trung bình 30 ngày. Trong đó, “giá cơ sở” được tính dựa trên mức giá nhập khẩu trung bình 30 ngày, cộng với phí vận chuyển, bảo hiểm về cảng VN và cộng thêm các loại thuế phí xăng dầu, mức trích quỹ bình ổn theo quy định hiện hành...

Dựa vào công thức tính trên và với mức giá nhập khẩu trung bình 30 ngày gần đây là 113,11 USD/thùng như số liệu chúng tôi tổng hợp được, thì “giá cơ sở” tương đương 20.600 đồng/lít, thấp hơn 200 đồng/lít so với giá bán lẻ. Do trong công thức tính của Bộ Tài chính đã bao gồm khoản lợi nhuận định mức phân bổ cho doanh nghiệp là 300 đồng/lít nên so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp đã lời 500 đồng/lít.

Ghi nhận diễn biến thị trường xăng dầu nhập khẩu cũng cho thấy giá nhập khẩu đã giảm từ nửa cuối tháng 10 và bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 11 đến nay. Theo Petrolimex, trong nửa đầu tháng 11, giá nhập trung bình chỉ còn 114,27 USD/thùng. Đặc biệt, khoảng một tuần trở lại đây, giá nhập khẩu đã xuống mức rất thấp, chủ yếu giao dịch dưới 110 USD/thùng. Trong đó, hai phiên giao dịch đầu tuần này đã về mức 105,7 và 106,9 USD/thùng. Nếu tính giá trung bình một tuần trở lại đây theo chi phí thực tế, mức chênh lệch đã là 900-1.100 đồng/lít. “Giá cơ sở” tính riêng trong ngày 22-11 cũng thấp hơn giá bán lẻ tới 1.600 đồng/lít. Doanh nghiệp nhập hàng về cảng trong ngày 22-11 sẽ có khoản lời 1.600 đồng/lít.

Doanh nghiệp đầu mối thu lợi

Theo một chuyên gia xăng dầu, việc giá thế giới đã giảm mạnh mà giá trong nước vẫn “án binh bất động” là bất hợp lý và chỉ có giới kinh doanh xăng dầu được lợi. Tuy nhiên, các đại lý và doanh nghiệp tư nhân bán lẻ xăng dầu cho rằng họ gần như không được lợi lộc gì từ việc giá bán lẻ trong nước không được điều chỉnh theo giá thế giới.

Một cán bộ phụ trách kinh doanh xăng dầu của một công ty thương mại tại TP.HCM cho biết doanh nghiệp này hiện nhận được mức chiết khấu khoảng 300 đồng/lít, thậm chí sẽ còn giảm tiếp theo thông báo của doanh nghiệp đầu mối. Như vậy, khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ tới hơn 1.000 đồng/lít trong những ngày gần đây chủ yếu chảy vào túi doanh nghiệp đầu mối. Do đó, trường hợp giá xăng A92 tại Singapore xuống mức thấp như những ngày gần đây, cả người tiêu dùng và đại lý bán lẻ đều thiệt thòi, chỉ doanh nghiệp đầu mối có lợi.

Theo một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cho ngành xăng dầu, mức chiết khấu mà các doanh nghiệp đầu mối dành cho các đại lý hiện dao động 180-350 đồng/lít tùy thuộc vào doanh nghiệp, địa bàn và điều kiện giao hàng, trong đó mức chiết khấu của Petrolimex thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp đầu mối khác.

Một số chuyên gia cho rằng do chiếm khoảng 60% thị phần trên thị trường bán lẻ xăng dầu nên Petrolimex áp dụng mức chiết khấu thấp, trong khi các doanh nghiệp đầu mối khác phải đưa ra mức chiết khấu cao hơn để cạnh tranh. Do đó, lợi nhuận của Petrolimex có thể sẽ cao hơn những doanh nghiệp đầu mối khác. Mặc dù giá thế giới giảm và áp dụng mức chiết khấu thấp, các doanh nghiệp đầu mối không điều chỉnh giảm giá xăng bán lẻ trong nước mà còn kêu lỗ cả mặt hàng xăng lẫn dầu!

Phải sửa cơ chế điều hành

Một chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cho rằng cần thay đổi cơ chế điều hành giá theo tháng bằng cách theo tuần để giá trong nước kịp thời điều chỉnh và minh bạch hơn, tránh thiệt thòi cho người tiêu dùng và hàng chục ngàn đại lý phải “sống dở chết dở” khi phụ thuộc hoàn toàn vào mười đầu mối nhập khẩu.

Bình luận về thông tin Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ công bố Petrolimex có lãi trong kinh doanh xăng dầu những năm gần đây, trong đó năm 2009 lãi tới 2.660 tỉ đồng, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng vấn đề là do cơ chế điều hành giá xăng dầu tạo các lỗ hổng để doanh nghiệp có thể lách, tìm kiếm lợi nhuận lớn bất chấp mặt hàng này thuộc diện bình ổn và bối cảnh giá trong nước tăng liên tục. Quy định không rạch ròi chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp đầu mối và chiết khấu cho đại lý, khoản thời gian tính giá cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ tới 30 ngày... là những điểm bất hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu mối lập lờ chuyện lỗ lãi. Theo chuyên gia này, doanh nghiệp đầu mối nắm đằng chuôi, quyết định chiết khấu đại lý. Như trường hợp Petrolimex do có thị phần thống lĩnh thị trường, không cần cạnh tranh khoản chiết khấu nên lợi nhuận vượt trội hơn những doanh nghiệp khác.

BẠCH HOÀN

Petrolimex lỗ nhiều có nguyên nhân trả hoa hồng quá cao

Bộ Tài chính vừa có công văn nêu rõ quan điểm và thông tin về giá xăng dầu, điện, qua đó công bố kết quả rà soát bước đầu về kinh doanh của Petrolimex. Theo đó, Bộ Tài chính cho biết Petrolimex (gồm cả 42 công ty thành viên) trong sáu tháng đầu năm 2011 lỗ trong kinh doanh xăng dầu 1.840 tỉ đồng. Sau khi rà soát bước đầu, Bộ Tài chính khẳng định nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc tổng công ty chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức và nguyên nhân tỉ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn như vậy.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết do tỉ giá ngoại tệ tăng trong sáu tháng đầu năm 2011 đã làm Petrolimex phát sinh lỗ tới 1.425 tỉ đồng, chiếm 77,5% tổng số lỗ kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên trong sáu tháng đầu năm 2011, chi phí kinh doanh xăng dầu của Petrolimex đã vượt định mức quy định của Bộ Tài chính trên 516 tỉ đồng. Việc này là do tổng công ty đã chi phí thù lao đại lý cho tổng đại lý, đại lý cao, thậm chí có thời điểm cao hơn tổng định mức cho toàn bộ chi phí được phép trong kinh doanh xăng dầu (600 đồng/lít với xăng, diesel, dầu hỏa; 400 đồng/kg với mazut).

CẦM VĂN KÌNH

 

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá xăng dầu thế giới đột ngột “rơi” hơn 3% (1/3/2014 9:19:06 AM)
Bộ Tài chính yêu cầu giữ nguyên giá xăng dầu (11/27/2013 9:39:16 AM)
Giá xăng đột ngột tăng mạnh gần 3% (10/11/2013 9:28:06 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Lỡ cơ hội giảm giá xăng dầu (9/25/2013 9:34:35 AM)
Xăng tăng giá hơn 400 đồng một lít (6/15/2013 9:49:55 AM)
Xăng dầu “lỗ”, nhấp nhổm tăng giá (5/30/2013 9:35:20 AM)
Tăng thuế nhập khẩu, không giảm giá xăng dầu (5/9/2013 10:03:38 AM)
Giá xăng, dầu thế giới tiếp tục tuột dốc (5/2/2013 9:36:21 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nhập siêu giảm 50 triệu đôla so với tháng 10 (11/25/2011 9:42:41 AM)
ĐBSCL xuất khẩu cá tra đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD (11/25/2011 9:25:50 AM)
Nghịch lý trên thị trường gạo xuất khẩu (11/25/2011 9:20:39 AM)
Xăng dầu tạm nhập, tái xuất được hoàn thuế bảo vệ môi trường (11/24/2011 9:51:19 AM)
Xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn (11/24/2011 9:50:05 AM)
Thu hồi hạn ngạch nhập khẩu 850 tấn đường (11/24/2011 9:49:11 AM)
Việt Nam – Myanmar: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 122 triệu USD (11/24/2011 9:47:48 AM)
Công nghiệp trụ cột dẫn đầu nhập siêu (11/23/2011 9:43:25 AM)
Đã xuất hơn 6,5 triệu tấn gạo (11/23/2011 9:35:54 AM)
Nhập siêu tháng 11 ước khoảng 700 triệu USD (11/23/2011 9:34:57 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com