Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại (MoIT), kim ngạch xuất khẩu
túi xách trong lĩnh vực da giày đã đạt trên 1 tỉ USD.
Theo Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), kim ngạch xuất khẩu
túi xách các loại của Việt Nam năm 2011 đã đạt hơn 1,3 tỉ USD, tăng 33% so
với năm 2010.
Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam – ông Nguyễn Đức Thuận cho
biết, triển vọng xuất khẩu túi xách rộng mở khi mà nhiều công ty lớn trên toàn
cầu đã chuyển hướng sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhu cầu nội
địa cũng tăng khi người tiêu dùng Việt Nam không sử dụng sản phẩm rẻ và kém
chất lượng của Trung Quốc.
“Nhiệm vụ mà Bộ Công nghiệp và Thương mại chỉ định cho ngành
công nghiệp và da giày sẽ mở ra cơ hội mới cho các công ty biết nắm bắt thời
cơ, tăng thị phần trong nước và tăng xuất khẩu”, ông Thuận cho biết.
Đón được xu hướng, nhiều công ty đã đạt được những đơn hàng
có trị giá cao, như công ty may mặc và túi xách Thái Dương tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã ký hợp đồng xuất khẩu lớn khoảng 240 túi xách/tháng.
Công ty cũng đã đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất túi xách
trị giá hơn 8 tỉ USD.
Các đại diện của công ty cho biết, họ đã nhận được những đơn
đặt hàng lớn nhưng họ chưa có khả năng đáp ứng công suất sản xuất, vì vậy khách
hàng đã phải thay thế những đơn đặt hàng khác. Tuy nhiên, những đơn đặt hàng mà
công ty thực hiện đã tăng hơn 20% so với năm trước, chất lượng tốt mặc dù khủng
hoảng kinh tế.
Một số công ty da giày cho biết họ kiếm được hợp đồng túi
xách dễ dàng hơn hợp đồng da giày.
Công ty cổ phần da giày Thái Bình cũng quyết định đầu tư sản
xuất túi xách mặc dù công ty đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giày.
Để chắc chắn thành công, công ty đã hợp tác với Coach – công ty da nổi tiếng ở
Mỹ, đi vào lĩnh vực mới.
Để cùng nghiên cứu thỏa thuận với Coach, Công ty Thái Bình đã
đầu tư máy móc thiết bị mới tại Khu công nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương
với công suất đủ cho 3.000 công nhân. Máy móc thiết bị này cũng phải đồng bộ
với dây chuyền sản xuất túi và đào tạo cho công nhân. Với những tiến bộ này,
công ty đã sản xuất và xuất khẩu 20.000 túi xách sang Mỹ trong 5 tháng và dự
kiến sẽ sản xuất 5 triệu sản phẩm trong năm 2012.
Những người lãnh đạo công ty cho biết, sự hợp tác này không
những nâng đơn đặt hàng mà còn tăng công suất sản phẩm, kinh nghiệm và kỹ
năng cải tiến kỹ thuật và lợi nhuận.
Những công ty khác cũng theo hướng của công ty.
Nổi bật những công ty Sakos, Ladoda, MITI, Mr Vui và BlackPaw
đã có được chỗ đứng vững chắc thị trường trong nước.
Để đáp ứng nhu cầu trong nước, các công ty da giày cũng đã có
kế hoạch tăng công suất sản phẩm và cải tiến chất lượng trong theo đơn đặt
hàng, tận dụng mọi cơ hội.
Tuy nhiên, ông Thuận cho biết, không có cơ hội nào có thể lợi
dụng bởi vì công ty cần yếu tố cần thiết như năng lực quản lý, nguồn tài chính,
máy móc thiết bị và kỹ năng lao động theo đơn đặt hàng để ký hợp đồng
chắc chắn với những công ty lớn.
Cái yếu nhất trong lĩnh vực túi xách là phụ thuộc đáng kể vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu. Thị trường trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu
da cùng với nguyên phụ liệu như nhãn mác, ren, khuy và phéc mơ tuya. Tính phức
tạp của phụ tùng phải nhập khẩu.
Hiện tại, nhiều nhà sản xuất cũng đã có đơn hàng từ hãng nước
ngoài bởi vậy họ chỉ có thể sử dụng thiết kế hiện tại. Nhưng về lâu dài, theo
những nhà phân tích ngành da giày cho biết các nhà sản xuất nên quản lý quá trình
thiết kế với mục đích cung cấp cho thị trường nội địa cũng như xây dựng ngành
túi xách lớn mạnh với Made in Vietnam.
Theo Vinanet