Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Khơi thông nguồn lực vàng

2/6/2012 9:00:11 AM

Khoảng 300-500 tấn vàng đang nằm trong dân (tương đương 17-27 tỉ USD) sẽ được đưa vào “dòng chảy” nền kinh tế nếu đề án huy động vàng của Ngân hàng Nhà nước ra đời và phát huy hiệu quả

Trả lời báo giới nhân dịp đầu năm mới, Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã hé mở một số phương án mà cơ quan này sẽ áp dụng trong đề án huy động vàng vào nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng quan trọng nhất vẫn là một hành lang pháp lý minh bạch, công khai khi thực hiện đề án này.

Vàng nằm “chết” trong “gầm giường”!

Từ lâu, người dân đã có thói quen tích cóp vàng như một phương thức bảo toàn tài sản của mình. Nhiều hay ít, mỗi người đều “thủ” cho mình một ít vàng. Vài năm trở lại đây, nhu cầu mua vàng ngày càng tăng khi kinh tế khó khăn, lạm phát cao. Một trong những nguyên nhân chính của các đợt “sốt” giá vàng thời gian qua chính là bởi lực mua tăng vọt nhưng nguồn cung không đáp ứng xuể.

Ngày 10 tháng giêng đầu năm nay (1-2) là ngày vía thần tài, người dân tại TPHCM lại kéo nhau đi mua vàng cầu may mắn trong năm mới. Nhu cầu mua vàng, cất giữ vàng của người dân là có thật. Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới, khoảng 300-500 tấn vàng đang nằm “đông cứng” trong két sắt của người dân. Con số này tương đương với khoảng 17-27 tỉ USD nếu quy đổi theo giá vàng hiện tại.


Chỉ cần huy động được 30%-50% số vàng này, tương đương cả chục tỉ USD đưa vào nền kinh tế cũng là một con số khổng lồ, một nguồn lực to lớn. Trước đây, các NH thương mại từng huy động vàng rồi cho vay hoặc chuyển hóa một phần thành tiền đưa vào nền kinh tế. Tuy nhiên, do giá vàng liên tục biến động mạnh gây rủi ro lớn cho các NH.

Đến đầu tháng 5-2011, Thông tư số 11 của NH Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng phải chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, không được chuyển vàng thành tiền. Các NH chỉ được phát hành chứng chỉ vàng đến ngày 1-5-2012 nhằm mục đích chi trả vàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ trả cho khách hàng. Kể từ thông tư này, nguồn vàng trong dân lại càng “chết gí” dưới “gầm giường”, trong két sắt... Ngược lại, thói quen tích trữ vàng của người dân vẫn không ngừng và các “cơn sốt” giá vàng vẫn âm ỉ khi giá vàng thế giới biến động mạnh. 

Lợi cho cả người dân và Nhà nước

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để nguồn lực vàng lớn nằm “bất động” trong dân là quá lãng phí, cần huy động chúng vào phục vụ phát triển kinh tế. Mới đây, một số NH thương mại có lượng vàng huy động lên tới hàng chục tấn đã xin được xuất khẩu vàng tài khoản để tăng thanh khoản.

Ông Đinh Nho Bảng, Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho rằng huy động vàng trong dân đưa vào nền kinh tế có lợi cho cả người dân và nhà nước. Chẳng hạn, Nhà nước thay vì vay vốn của nước ngoài có thể dùng nguồn lực này phát triển kinh tế còn người dân được lợi từ việc gửi vàng hưởng lãi suất. Bằng công cụ tài chính của mình, NH Nhà nước có thể bán số vàng này trở lại thị trường làm vàng trang sức, bán vàng miếng cho người dân hoặc xuất khẩu thu ngoại tệ… 

Có lượng vàng khổng lồ mà không phải tốn ngoại tệ nhập khẩu sẽ tác động tích cực lên cán cân thanh toán, thuận lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và giảm áp lực cầu ngoại tệ. Tăng nguồn vàng vào dự trữ ngoại hối cũng là việc nhiều NH Trung ương đang thực hiện. Tại Mỹ, 64% dự trữ ngoại hối của NH Trung ương là vàng. 

Từ nguồn vàng huy động được, nếu Nhà nước bán trở lại cho người có nhu cầu thu tiền đồng còn góp phần kéo lạm phát xuống khi lượng tiền đồng lưu thông trong nền kinh tế giảm bớt. “Trước đây, có thời kỳ lạm phát ở nước ta lên tới 700%, Nhà nước ngay lập tức cho nhập 30 tấn vàng rồi bán ra thị trường thu về tiền đồng đã giúp giảm lạm phát. Vì thế, đây còn được xem là một kênh chống lạm phát tốt” - ông Đinh Nho Bảng dẫn chứng.

Lập đề án huy động vàng

Lợi ích từ nguồn vàng khổng lồ trong dân đối với nền kinh tế ai cũng thấy, nhưng khơi thông nguồn lực này như thế nào?

Mới đây, trong thông điệp đầu năm mới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu hé mở phương án huy động vàng trong dân. Theo đánh giá của NH Nhà nước, lượng vàng trong dân khoảng 300-500 tấn. 

Nếu không huy động số vàng này để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì đất nước chưa thể mạnh lên được. Vì vậy, trên cơ sở của nghị định thay thế Nghị định 174 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng, trong đó có sản xuất kinh doanh vàng miếng và Nghị định 95 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và vàng, NH Nhà nước sẽ trình Chính phủ đề án huy động vàng trong dân.

“Nhà nước sẽ đứng ra huy động vàng thông qua các tổ chức tín dụng, hay nói cách khác, các tổ chức tín dụng sẽ làm đại lý cho NH Nhà nước trong việc huy động vàng” - Thống đốc nêu rõ. Với hình thức này, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian. Mặt khác, Nhà nước sẽ dùng nhiều công cụ khác nhau như kinh doanh vàng tài khoản trên thị trường quốc tế để bảo hiểm rủi ro biến động của giá vàng thế giới. Nhà nước cũng bảo đảm giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể chuyển số vàng này thành ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế…

Thực tế, có nhiều biện pháp huy động vàng tùy thuộc vào chính sách quản lý, quy trình nghiệp vụ của NH Nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách này phải bảo đảm cân bằng lợi ích giữa người gửi vàng và người huy động.

Nên cho kinh doanh vàng qua tài khoản

Người gửi vàng phải cảm thấy có lợi khi gửi với lãi suất hấp dẫn, có tính thanh khoản cao. Theo đó, Nhà nước sẽ phát hành chứng chỉ vàng với cơ chế có thể dễ dàng chuyển nhượng, trao tặng, mua bán, thế chấp để vay vốn hoặc thừa kế… Lúc này, các công cụ tài chính trên thị trường thứ cấp phải được thiết kế, phát triển với hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và công khai. 
Quan trọng hơn, Nhà nước nên cho kinh doanh vàng qua tài khoản thay vì mua bán vàng vật chất như hiện nay. Việc kinh doanh vàng qua tài khoản không chỉ để Nhà nước quản lý được mà còn thêm nguồn thu thuế… Đồng thời, kinh doanh vàng qua tài khoản còn tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (đơn vị huy động vàng) có phương tiện phòng ngừa rủi ro biến động giá. Khi thị trường trong nước liên thông với thế giới, chênh lệch giá cũng sẽ không còn cao như hiện nay.

Theo NLD

TIN LIÊN QUAN
Cấm mang vàng miếng khi xuất, nhập cảnh (4/2/2014 10:15:25 AM)
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ có thể phục hồi (3/29/2014 10:20:49 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Việt Nam sẽ nhập khẩu trâu từ Úc (2/10/2014 9:42:07 AM)
Giá vàng sụt giảm do USD tăng (1/22/2014 10:30:45 AM)
Ấn Độ có thể tiếp tục hạn chế nhập khẩu vàng đến tháng 3 (1/11/2014 9:23:12 AM)
Thị trường vàng trong năm 2014 được dự báo sẽ "xấu" đi (12/30/2013 10:14:25 AM)
Nhu cầu vàng tại lễ hội Ấn Độ có thể giảm do hạn chế nhập khẩu (11/5/2013 10:34:18 AM)
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc có thể vượt 1.000 tấn (10/12/2013 9:47:28 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com