Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Chọn ngành công nghiệp để cạnh tranh

2/13/2012 9:10:01 AM

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng ngành này cũng nhập khẩu thuộc diện nhiều nhất…

Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam là may gia công và gần như 100% nguyên liệu, phụ liệu phải nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra là, với ngành hàng xuất khẩu lớn nhất, đất nước chúng ta thu được gì? Chắc chắn câu trả lời chỉ đơn giản là, giải quyết được việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.

Nguồn thuế thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp chắc chẳng đáng là bao khi khoản “vênh” giữa đầu ra và đầu vào không đáng kể. Đó còn chưa kể đến tình trạng “chuyển giá” của một số doanh nghiệp nước ngoài để trốn thuế, như nhiều báo chí gần đây đã nói tới.

Tôi tự nghĩ, vậy chúng ta có nên tiếp tục chuyển đổi hàng trăm ngàn héc-ta đất nông nghiệp nhằm xây tiếp các khu công nghiệp để hàng triệu nông dân mất ruộng phải lên thành phố làm thuê. Chưa hết, chúng ta phải ưu đãi đầu tư, miễn đủ thứ tiền thuê đất, tiền thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho họ… Cái giá đó có đáng phải trả để kết quả thu được như trên không? Hay chúng ta đang rơi sâu vào “bẫy năng suất kém”, “bẫy thu nhập trung bình” như GS. Kenichi Ohno (Viện nghiên cứu Chính sách, Nhật Bản) đã cảnh báo: “Không thể tiếp tục dựa vào lắp ráp giản đơn với lao động không có kỹ năng. Các ngành công nghiệp sẽ rút khỏi Việt Nam khi mức lương tăng lên và hội nhập ngày càng sâu rộng. Không tạo ra được các giá trị trong nước, Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải bẫy thu nhập trung bình”.

Một thực tế là, một đất nước muốn phát triển công nghiệp chế tạo có giá trị công nghệ cao thì cần 2 yếu tố cơ bản hàng đầu: nguồn nhân lực có chất lượng và cơ sở hạ tầng tốt.

So với các nước lân cận cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore…, cơ sở hạ tầng của chúng ta tụt hậu 25 - 40 năm. Chất lượng nguồn nhân lực cũng thấp hơn hẳn. Vậy chúng ta có khả năng cạnh tranh công nghiệp công nghệ cao với họ trong trung hạn thậm chí dài hạn hay không? Trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóa và đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, đồng thời với việc các hàng rào thuế quan lần lượt bị xóa bỏ, thì việc hy vọng chúng ta xây dựng những thương hiệu Việt cho ô-tô, điện tử, hay thép… để cạnh tranh với các nước lân cận là thiếu khả thi.

Khi tận mắt chứng kiến các nhà máy của Trung Quốc sản xuất với quy mô khổng lồ, không chỉ sản xuất cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc, mà cho cả phần còn lại của thế giới, với phương châm “hiệu quả nhờ quy mô”, tôi mới vỡ lẽ tại sao giá bán sản phẩm cùng loại của họ khi mang sang Việt Nam còn rẻ hơn rất nhiều so với giá thành sản xuất của doanh nghiệp Việt. Một thí dụ, một container 20 feet ngói Secoin do chúng tôi sản xuất vận chuyển từ Hà Nội vào đến TP.HCM cước vận tải hết 15 triệu đồng (tương đương hơn 700 USD), trong khi mua ngói của Trung Quốc tiền cước vận chuyển từ cảng Hạ Môn về cảng Sài Gòn (xa hơn 2 lần) chỉ 150 USD/container 20 feet. Cạnh tranh sao nổi ngay từ khâu giá thành sản xuất đến vận tải.

Mặt khác, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất yếu, thậm chí có thể coi như không có, nên mới có chuyện gần 100% nguyên vật liệu phụ kiện dệt may phải nhập khẩu. Trong khi đó, tại Trung Quốc, gần 100% nguyên vật liệu phụ kiện dệt may, da giày được sản xuất trong nước. Các ngành chế tạo, lắp ráp ô tô hay điện tử cũng tương tự.

Đó là chưa kể tình trạng đầu tư theo kiểu “phong trào”, dẫn đến những kết cục đau lòng như thị trường chứng khoán thê thảm, thị trường bất động sản đã “bất động” để lại nhiều hệ lụy, rồi 90% nhà máy xi măng và gạch ceramic thua lỗ và nhiều nhà máy dự kiến phá sản, nhiều doanh nghiệp thép dự kiến sẽ phá sản trong năm 2012.

Ở đây, cần phải xem lại việc chọn ngành nào để tập trung phát triển và coi đó như lợi thế cạnh tranh quốc gia và là nền tảng để phát triển đất nước.

Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Trung Quốc đẩy mạnh thăm dò khí đá phiến (2/13/2012 9:09:24 AM)
Lợi nhuận ngành khoáng sản: Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra (2/13/2012 9:08:56 AM)
Bất ngờ xuất siêu trong tháng Tết nhờ doanh nghiệp FDI (2/11/2012 9:48:02 AM)
Hiệp hội Nhựa: “Đánh thuế túi nylon quá tùy tiện!” (2/11/2012 9:46:46 AM)
BVSC: Dự kiến CPI tháng 2 sẽ tăng ở mức 1,2 – 1,5% (2/11/2012 9:45:52 AM)
NHNN tiếp tục hút ròng về gần 44.000 tỷ đồng trên OMO (2/11/2012 9:45:25 AM)
Tiền tệ châu Á giảm giá tuần đầu tiên trong năm 2012 (2/11/2012 9:44:56 AM)
Độc quyền phân phối phân đạm (2/11/2012 9:40:38 AM)
Doanh nghiệp kinh doanh gas: "cưng" đại lý, bỏ mặc người dùng (2/10/2012 8:38:40 AM)
Bỏ lửng tín dụng chứng khoán, bất động sản...? (2/10/2012 8:38:03 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com