Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường Bắc Phi: Cửa rộng cho hàng nông sản Việt

2/16/2012 9:09:32 AM

Nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng, trong khi các yêu cầu, điều kiện không quá khắt khe, thị trường Bắc Phi đang trở nên hấp dẫn với nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.

Phần lớn các nước Bắc Phi có nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân. Khu vực này từ lâu đã phụ thuộc vào nguồn lương thực thực phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng hải sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước Bắc Phi cũng khiến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng. Ngoài ra nhiều mặt hàng rau củ quả các loại của Việt Nam cũng được ưa chuộng tại thị trường này.

Về tiềm năng đối với từng mặt hàng nông sản của Việt Nam ông Phạm Ngọc Cảnh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ma-rốc đã có những đánh giá và phân tích chi tiết. Đối với mặt hàng hạt tiêu, do các nước Bắc Phi thuộc khu vực Đạo hồi nên có nhu cầu lớn trong việc sử dụng gia vị để chế biến thức ăn hàng ngày, trong đó, mặt hàng hạt tiêu được sử dụng với số lượng nhiều nhất. Thực tế, mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã thâm nhập và có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường này với mức tăng trưởng bình quân khá cao. Nếu có các biện pháp xúc tiến thương mại phù hợp thì khả năng tăng trưởng kim ngạch mặt hàng này tại các nước Bắc Phi sẽ rất khả quan, ông Cảnh nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2011, Việt Nam xuất sang Angeria hơn 25 ngàn tấn cà phê trị giá hơn 51 triệu USD và hơn 38 ngàn tấn gạo trị giá hơn 19 triệu USD; xuất sang Ai Cập hơn 5,7 ngàn tấn hạt tiêu trị giá hơn 31 triệu USD, hơn 2,6 ngàn tấn cà phê trị giá hơn 5 triệu USD và gần 63 triệu USD hàng thuỷ sản.

Đối với các mặt hàng rau quả tươi, thực phẩm, nhu cầu rau quả ở khu vực này chủ yếu là loại củ quả và rau nhiệt đới. Theo ông Cảnh, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nghiên cứu, đồng thời nên xem xét khả năng đầu tư gieo trồng tại đây để cung cấp cho cả thị trường EU.

Với mặt hàng hạt điều, mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, song lại phải nhập đến 50% nguyên liệu hạt điều thô, trong đó, nhập khẩu từ các nước thuộc khu vực Tây Phi với số lượng đáng kể. Do vậy, ông Phạm Ngọc Cảnh khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất điều tại các nước thuộc khu vực Bắc Phi (nhằm giảm được cước vận tải nguyên liệu cũng như thành phẩm) để cung cấp cho thị trường các nước Bắc Phi và châu Âu, tận dụng vị trí địa lý vô cùng thuận lợi của khu vực này.

Nằm ven biển Địa Trung Hải, các nước trong khu vực Bắc Phi có lợi thế về xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên, các nước này lại có nhu cầu nhập khẩu các loại thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn. Với thị trường 160 triệu dân, hàng năm, Bắc Phi nhập khẩu từ 600 - 650 triệu USD hàng thủy hải sản các loại, đạt mức tăng trưởng bình quân 30%/năm.

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước Bắc Phi, ông Phạm Ngọc Cảnh yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tìm hiểu và nắm vững các quy định thủ tục nhập khẩucủa từng nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần bố trí những cán bộ có đủ trình độ về tiếng Pháp để giao dịch với đối tác, đây chính là lợi thế đảm bảo thành công. Đồng thời nên nghiên cứu khả năng đầu tư dây chuyền sản xuất hạt điều và việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ tại khu vực thị trường này.

Cũng theo ông Cảnh, vấn đề thanh toán đang là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực thị trường này. Do vậy, ngoài nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt cơ chế cũng như thúc đẩy nhanh hơn nữa việc hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, giữa ngân hàng của Việt Nam và ngân hàng các nước khu vực Bắc Phi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán; triển khai các chương trình bảo hiểm xuất khẩu; cấp tín dụng ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường này./.

Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
25 thị trường xuất khẩu đạt trên tỷ USD năm 2012 (2/7/2013 10:05:55 AM)
Việt Nam đang để mắt đến thị trường hạt điều Ấn Độ (1/15/2013 9:56:02 AM)
Thị trường Nga hấp dẫn hơn nhờ WTO (12/18/2012 10:19:59 AM)
Thị trường châu Á: Đồng euro ngược chiều đi xuống (8/9/2012 10:08:32 AM)
Doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam (7/12/2012 10:34:39 AM)
Thị trường SCTM sẽ tăng trưởng mạnh tới 32,87%/năm (6/4/2012 11:20:45 AM)
Bảy thị trường xuất khẩu trọng điểm trong năm 2012 của TP. Hồ Chí Minh (2/29/2012 8:40:59 AM)
Nhập khẩu giấy từ các thị trường năm 2011 (2/24/2012 9:04:08 AM)
Thị trường mua theo nhóm chờ đợi đột phá mới (2/18/2012 9:35:09 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Tăng kiểm tra, kiểm định rau quả xuất sang EU (2/16/2012 9:08:46 AM)
Indonesia giảm mục tiêu xuất khẩu dệt may (2/15/2012 9:21:32 AM)
Hàng dệt may, giày dép xuất sang Trung Quốc tăng mạnh (2/15/2012 9:20:50 AM)
Đề nghị xuất khẩu 250.000 tấn đường dư thừa (2/15/2012 9:20:03 AM)
Đề nghị giảm thuế nhập khẩu để hạ giá gas (2/15/2012 9:19:34 AM)
Đồng bằng sông Cửu Long xuất 290.000 tấn gạo (2/15/2012 9:18:48 AM)
Xuất khẩu cá tra sang châu Mỹ tăng mạnh (2/14/2012 4:04:17 PM)
Nga cảnh báo có thể cấm nhập khẩu thủy sản của VN (2/14/2012 4:02:43 PM)
Nhập khẩu thức ăn gia súc năm 2011 tăng 9,23% so với năm 2010 (2/14/2012 9:09:48 AM)
Ure – chủng loại phân bón chủ yếu nhập khẩu trong năm 2011 (2/14/2012 9:09:08 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com