Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Sẽ dư thừa trong sản xuất đường muối...

2/23/2012 8:53:28 AM

Căn cứ vào sản lượng hiện tại, các chuyên gia dự báo, sản xuất đường và muối trong nước thời gian tới sẽ cao hơn nhiều so với nhu cầu và rất cần có sự điều tiết từ các cơ quan quản lý trong cơ chế nhập khẩu hai mặt hàng này thời gian tới.

Ngày 22/2, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã có cuộc họp quan trọng bàn về cơ chế điều hành mặt hàng đường và muối trong năm 2012. Trước đó, do có những dự báo mất cân đối lớn về cung cầu của 2 mặt hàng này trong năm 2012, Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi Bộ Công thương về quan điểm chính thức của mình đối với việc xuất nhập khẩu hai mặt hàng này.

Bộ NN-PTNT cho biết, năm nay Việt Nam sẽ nhập khẩu 71.000 tấn đường theo hạn ngạch thuế quan. Trong khi đó, sản lượng đường sản xuất trong nước khá lớn, ước tính lên tới 1.400.000 tấn. Cộng với lượng đường tồn kho thì tổng nguồn cung đường lên khoảng 1.500.000 tấn, tức là sẽ thừa khoảng hơn 100.000 tấn so với nhu cầu.

Bộ NN-PTNT đề nghị bộ Công thương lùi thời hạn nhập khẩu đường sang tháng 6/2012 và đề nghị bộ Công thương cần phải tính đến chiến lược xuất khẩu đường từ nay đến năm 2020 bởi sản lượng đường của Việt Nam trong thời gian tới sẽ dư thừa. Nguyên nhân là do các nhà máy đường trong nước đang hoạt động hết công suất. Chưa kể là từ năm tới, hàng loạt các dự án nhà máy đường do doanh nghiệp VN đầu tư tại Lào và Campuchia sẽ đi vào hoạt động và sản lượng đường này sẽ quay trở về VN.

Còn đối với muối, theo Bộ NN-PTNT, năm 2012 theo cam kết WTO, năm nay lượng muối VN nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan là 191.000 tấn. Trong khi đó, dự báo sản lượng muối năm nay sẽ đạt khoảng 1.000.000 tấn, tăng 20% so với năm 2011. Sản lượng này cộng với lượng muối tồn kho và nhập khẩu sẽ nâng tổng mức nguồn cung muối trong năm nay lên tới 1.520.000 tấn, cao hơn 70.000 tấn so với nhu cầu.

Vì vậy, để tránh lượng nhập khẩu quá lớn cùng một lúc, gây tác động đến việc tiêu thụ muối trong nước, hai Bộ NN-PTNT và Công thương đã thống nhất điều hành nhập khẩu muối theo từng đợt.

Điều đáng lưu tâm lúc này là Bộ Công thương và các ngành chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ lượng muối nhập khẩu để tránh trường hợp các DN lách luật, nhập khẩu muối công nghiệp về sử dụng với mục đích khác, gây thiệt hại đến sản xuất muối trong nước và ảnh hưởng đến người làm muối trên cả nước.

Theo cam kết gia nhập WTO, đường và muối là 2 mặt hàng nông sản Việt Nam được bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, những diễn biến thị trường cho thấy, việc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2 mặt hàng này không phải là điều dễ dàng.


Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu sắn 3 tháng đầu năm giảm cả về lượng và kim ngạch (5/14/2014 10:00:20 AM)
Ngành sản xuất của Việt Nam phục hồi mạnh (5/5/2014 11:21:48 AM)
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu giai đoạn 2013-2022 (3/28/2014 10:08:23 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Năm 2013, xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn (1/6/2014 10:17:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu sắn vẫn tăng trưởng tốt tại một số thị trường (6/10/2013 10:01:25 AM)
Sản xuất, xuất khẩu đều tăng trưởng (6/4/2013 9:29:33 AM)
Quí I/2013, xuất khẩu sắn và sản phẩm tăng trưởng cả về lượng và trị giá (5/6/2013 9:33:00 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh (3/18/2013 9:36:05 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com