Năm ngoái, xuất khẩu điều của Ấn Độ đạt mức cao nhất mọi thời đại 439 triệu rupee. Theo hóa đơn hàng hóa, các thương nhân nước ngoài đã trốn 35% thuế nhập khẩu, kết quả là chính phủ Ấn Độ mất 1 khoản thu nhập.
Trong khi đó, giá nhập khẩu nhân điều được kê khai tại các cảng Nhava Sheva, Mumbai và Chennai của Ấn Độ ở mức từ 69 rupee đến 125 rupee/kg, giá thực tế ở mức từ 200 rupee và 500 rupee/kg tùy thuộc chất lượng, K Sasi Varma, Giám đốc điều và thư ký của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu điều Ấn Độ cho biết.
Nhu cầu nhân điều tăng trong tháng 9 nhưng tại thời điểm này các nhà máy chế biến trong nước đã bị sụt giảm các đơn hàng. “Khi nhân hạt điều loại vỡ của chúng tôi được bán ở mức 300-325 rupee/kg, nhập khẩu nhân hạt điều rẻ hơn 50-70 rupee/kg tại thị trường bán buôn”, P Somarajan, chủ sở hữu của xuất khẩu điều Kailas. Xuất khẩu đang đối mặt với một sự suy giảm, các nhà chế biến xuất khẩu đang dựa vào thị trường trong nước để chống đỡ các khoản thu nhập.
“Chúng tôi bán không dưới 30% sản lượng của chúng tôi tại thị trường Ấn Độ. Loại nhân điều vỡ có nhu cầu lớn ở đây và nói chung khách hàng nước ngoài không mua”, Abdul Salam, Tổng thư ký của Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu hạt điều cho biết. Sasa Varma cho biết, một lượng đáng kể hạt điều nhân đang được nhập khẩu vào Ấn Độ dưới dạng thức ăn gia súc và gia cầm đã làm chính phủ đã mất khoản thu nhập. Các nhà chế biến xuất khẩu tại Việt Nam và các nước khác có thể xuất khẩu với giá thấp hơn do các khoản trợ cấp, miễn thuế và nguồn lao động sẵn có giá rẻ tại đây. Những nước này trước đây cung cấp nguyên liệu điều thô nhưng bây giờ trở thành nhà chế biến hạt điều và chiếm thị phần xuất khẩu tại Ấn Độ. Hiện tại, họ đã tìm thị trường cho nhân hạt điều vỡ và đang hướng tới lợi ích trong việc này.
Điều đó có nghĩa là, xuất khẩu hạt điều đã giảm khoảng 2.700 tấn đến tận tháng 7 với mức thu nhập suy giảm, và sẽ giảm đáng kể trong những tháng tiếp theo, các nhà xuất khẩu cho biết.
“Ngay cả với tỉ lệ thấp 3,1 USD/pound, cũng không có người mua”, Somarajan cho biết.
Theo Vinanet