Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu hàng điện tử giúp Việt Nam giảm nhập siêu

11/9/2012 10:25:13 AM

Việt Nam đang thu hút lượng lớn vốn đầu tư từ các công ty trong lĩnh vực công nghệ từ Mỹ và Hàn Quốc nhờ lợi thế về chi phí. Đây được coi là điểm sáng cho chính phủ trong quá trình giúp vực dậy tăng trưởng kinh tế.

 

Intel Corp. (INTC), Samsung Electronics Co. và Jabil Circuit Inc. (JBL) là 3 trong số rất nhiều các doanh nghiệp đang hoạt động và có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Điều này sẽ làm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đang làm giảm nhu cầu hàng hóa.

 

Xuất khẩu điện thoại di động và các mặt hàng điện tử khác của Việt Nam đã tăng tới 91% trong 10 tháng đầu năm nay với giá trị xuất khẩu đạt 16 tỷ USD.

 

Việc tăng trưởng mạnh của các công ty công nghệ có thể sẽ giúp làm giảm lo lắng của các nhà đầu tư về nền kinh tế trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng trong năm nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1999, hệ thống ngân hàng trong tình trạng thiếu vốn và Việt Nam vừa bị giảm xếp hạng tín nhiệm.

 

Chi phí tại các nước trong khu vực, từ Singapore đến Thái Lan, đều tăng mạnh cùng với căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể là điều kiện khiến các nhà máy sản xuất di dời đến Việt Nam. Điều này sẽ giúp nước ta thu hẹp tình trạng nhập siêu tới mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.

 

"Việt Nam đang bắt đầu tận dụng được lợi thế chi phí của mình và trở thành một "công xưởng" mới hấp dẫn cho các công ty về công nghệ trên toàn thế giới", ông Vincent Conti, nhà kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group Ltd, chi nhánh Singapore, nhận định. Cũng theo Vincent, việc các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp đa dạng hóa các ngành và cải thiện cấu trúc cán cân thương mại vốn rất dễ bị tổn thương.

 

Theo số liệu từ Ủy ban Ngoại Thương Mỹ, trong 8 tháng đầu năm nay, các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, cũng với các mặt hàng trên, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 11%, từ Malaysia tăng 4%, Thái Lan giảm 5% và Indonesia giảm tới 16%.


Các mặt hành điện tử nhập khẩu của Mỹ từ các nước.

 

"Việt Nam đang giành lấy thị phần mảng công nghệ từ các quốc gia láng giềng", ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư công nghệ DFJ VinaCapital LP, cho biết. Cũng theo ông Phúc, có nhiều nguyên nhân gúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng nguyên nhân chính là do giá lao động rẻ.

 

Jabil, một nhà sản xuất điện tử tại Florida, đang có kế hoạch tăng gấp đôi vốn đầu tư tại một nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ 50 triệu USD lên 100 triệu USD trong vòng 3 năm tới.

 

Theo ông Mike Matthes, phó chủ tịch Jabil, trong vòng 5 năm tới, số nhân viên của công ty có thể sẽ tăng lên 5.000 người, từ 1.400 nhân viên hiện nay.

 

Trong khi đó, hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc cũng đang có kế hoạch đầu tư 700 triệu USD vào một nhà máy sản xuất điện thoại di động tại phía Bắc. Đây là giai đoạn hai trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp này tại Việt Nam, với công suất hàng năm là 150 triệu sản phẩm.

 

Việt Nam được hưởng lợi do các nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, ông Alessandro Parimbelli, phó chủ tịch Jabil toàn cầu cho biết.

 

Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đã giúp thu hẹp tình trạng nhập siêu vốn kéo dài liên tục suốt từ năm 1993 cho tới nay, mà đỉnh điểm là vào năm 2008 với việc nhập siêu lên tới 18 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam mới chỉ nhập siêu 357 triệu USD, giảm mạnh so với con số 8,9 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

 

"Sự cải thiện trên của Việt Nam được dựa trên một nền tảng bền vững", ông David Kadarauch, giám đốc khối ngân hàng đầu tư thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn nhận định. Cũng theo ông David, ngành công nghệ nói riêng và đầu tư nước ngoài, định hướng sản xuất xuất khẩu nói chung đóng góp một phần rất lớn trong việc cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.

 

"Thời kỳ nhập siêu cao của Việt Nam có vẻ đã qua. Một phần là do nhập khẩu giảm, tuy nhiên, Việt Nam cũng đang được lợi từ việc chuyển đổi cấu trúc. Nhập siêu giảm cũng đồng nghĩa với việc lo lắng về rủi ro tỷ giá giảm và nguồn dự trữ ngoại tệ cũng tăng mạnh. Điều này làm tăng niềm tin vào sự ổn định của động nội tệ nói riêng và tình hình kinh tế vĩ mô nói chung", ông Johanna Chua, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Châu Á của Citigroup Inc nhận định.

 

Theo thuongmai.vn

TIN LIÊN QUAN
Đồng loạt triển khai thông quan điện tử (5/20/2014 8:45:21 AM)
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu (3/19/2014 9:44:58 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Tăng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (10/24/2013 9:41:33 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu hàng điện tử tăng cao nhất (10/1/2013 9:55:09 AM)
Mở rộng “cửa” xuất khẩu (9/23/2013 11:03:11 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục: Tận dụng thời điểm “vàng” (11/8/2012 10:13:03 AM)
Đưa kim ngạch Việt-Nga lên 7 tỷ USD vào năm 2015 (11/8/2012 10:12:38 AM)
Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của Campuchia tăng 13% (11/8/2012 10:12:05 AM)
Xuất khẩu ớt trở lại thị trường EU (11/8/2012 10:11:31 AM)
VN sẽ xuất khẩu lốp xe đứng hàng đầu thế giới (11/8/2012 10:10:08 AM)
Mỹ phẩm, thực phẩm Hàn xuất sang VN tăng mạnh (11/7/2012 10:24:25 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sang một số nước châu Phi 9 tháng đầu năm (11/7/2012 10:21:08 AM)
Xuất dăm, nhập gỗ… (11/6/2012 10:27:36 AM)
10 doanh nghiệp xuất khẩu tiêu hàng đầu Việt Nam (11/6/2012 10:26:46 AM)
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp gia công gần 60 tỉ USD (11/6/2012 10:25:51 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com