Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Những tranh chấp xung quanh vấn đề trùng tên doanh nghiệp

3/25/2013 9:32:31 AM

Việc trùng tên doanh nghiệp đã và đang diễn ra khá nhiều hiện nay. Nguyên nhân của vấn đề này do đâu? Phải chăng Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã không có quy định cụ thể hay do sự thờ ơ, không tìm hiểu, áp dụng các quy định pháp luật của chính các doanh nghiệp?

Ngay từ năm 2005, việc đặt tên doanh nghiệp đã được đề cập tới trong Luật Doanh nghiệp. Điều 24 Luật này quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bằng tiếng Việt và có đăng ký; không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh”. Sau đó, Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ về Đăng ký kinh doanh đã có quy định cụ thể về vấn đề này. Điều 11 Nghị định yêu cầuKhông được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”  Tuy nhiên, điều này vô hình chung đã dẫn tới việc một doanh nghiệp ở tỉnh A có thể trùng tên với một doanh nghiệp ở tỉnh B và dẫn tới những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp vì hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong phạm vi một tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ lụy là đã làm phát sinh các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có liên quan đến việc trùng hoặc gây nhầm lẫn tên.

Nhận thấy điểm hạn chế của nghị định 88/2006/NĐ-CP, năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP để thay thế. Nghị định này đã có những điểm mới phù hợp hơn. Điều 14 Nghị định này quy định: “ Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.” Như vậy phạm vi điều chỉnh về việc đặt tên doanh nghiệp đã được mở rộng, và Nghị định cũng đã quy định cơ chế giải quyết những trường hợp doanh nghiệp thành lập, hoạt động phù hợp với Nghị định 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với Nghị định 43/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này không bắt buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.”[i]

Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp rất khó thương lượng, thỏa thuận và làm phát sinh hàng loạt các vụ tranh chấp liên quan đến tên doanh nghiệp. Chẳng hạn như vụ tranh chấp giữa Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại cơ điện và điện tử Hán Sinh với Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại Cơ điện và Điện tử Hàn Sinh năm 2010; hay vụ tranh chấp giữa Công ty TNHH Secom Việt Nam với Công ty TNHH Se Com năm 2011...

Khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề này, các doanh nghệp cần dựa vào cơ sở nào để đòi lại tên? Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để giải quyết?

Điều 17 Nghị đinh 43/2010/NĐ-CP quy định “Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó”, và Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp.” Như vậy, các doanh nghiệp có thể đòi lại tên chỉ khi đã đăng ký bảo hộ. Do vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp hoạt động lâu năm, gây dựng được tên tuổi trên thị trường nhưng chưa đăng ký bảo hộ có thể sẽ bị buộc phải đổi tên, hoặc đánh mất thương hiệu nhiều năm gây dựng khi có một doanh nghiệp trùng tên, thành lập sau, nhưng có đăng ký bảo hộ. Ví dụ trường hợp Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại cơ điện và điện tử Hán Sinh (Công ty Hán Sinh) đi vào hoạt động từ năm 2003, tuy nhiên công ty đã không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu HANSHIN ở Việt Nam mà sang Campuchia để đăng ký. Do vậy, tại Việt Nam nhãn hiệu này chưa được bảo hộ. Người Đại diện Công ty TNHH Sản xuất –Thương mại Cơ điện và Điện tử Hàn Sinh (Công ty Hàn Sinh), ông Phạm Văn Tuyến đã từng giữ chức Phó Giám đốc kinh doanh tại Công ty Hán Sinh, đến năm 2008, sau gần 10 năm làm việc tại Hán Sinh, ra riêng và đặt tên Công ty là Hàn Sinh. Doanh nghiệp này cũng sản xuất kinh doanh các thiết bị điện, ổn áp... như Hán Sinh, với nhãn hiệu khi dịch sang tiếng Anh sẽ tạo nên sự nhẫm lẫn (trong giấy phép là Hanshin Co.,ltd và Hansin Co.,ltd). Hiện tại, Công ty Hàn Sinh đang sở hữu 02 nhãn hiệu là HANSICO & hình (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 133980 ngày 01/10/2009) và HANSINCO (Giấy chứng nhận 142442 ngày 10/02/2010). Logo trên các bao bì, sản phẩm của Công ty Hàn Sinh cũng là logo trước đây được in trên các sản phẩm của Hán Sinh, nhưng hiện Công ty Hán Sinh không được sử dụng logo này, vì Hàn Sinh đã đăng ký bảo hộ[ii].

Qua đây ta có thể thấy rằng, quy định của pháp luật đã có tương đối đầy đủ,  nhưng có một thực tế là nhiều doanh nghiệp một phần do thiếu kiến thức pháp luật, một phần ngại tốn kém cho việc đăng ký bảo hộ, mà tự bản thân các doanh nghiệp đã đánh mất đi thương hiệu nhiều năm gây dựng -  “tài sản vô hình” của chính mình. Đây là điều hết sức đáng tiếc vì thực tế chi phí cho việc đăng ký bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu ở Việt Nam là rất nhỏ so với những gì mà doanh nghiệp có thể đánh mất.

            Trần Huyền



[i] Điều 16 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

[ii] http://baodautu.vn

TIN LIÊN QUAN
Đường sắt Anh hoàn tiền khách hàng nếu tàu trễ 1 phút (7/2/2014 9:44:25 AM)
Xuất khẩu sang Anh tăng trưởng khá (6/3/2014 10:58:16 AM)
Châu Âu có trại nuôi cá rô phi đầu tiên đạt chứng nhận BAP (5/27/2014 9:31:52 AM)
Nga - Trung sắp xây cầu đường sắt xuyên biên giới đầu tiên (5/22/2014 9:01:48 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Anh quí I giảm nhẹ (5/15/2014 9:58:19 AM)
Kinh tế nước Anh tiếp tục có thêm những gam màu sáng (5/12/2014 10:08:42 AM)
Xuất siêu sang Anh đạt 647 triệu USD (5/9/2014 9:21:08 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam-Anh tăng 19,48% (2/24/2014 8:54:25 AM)
Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Anh (2/19/2014 9:37:01 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com