Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, đan tăng trưởng

5/7/2013 9:46:24 AM

Số liệu thống kê từ TCHQ VN cho biết, tháng 3/2013 Việt Nam đã thu về 17,5 triệu USD do xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm, tăng 59% so với tháng 2/2013, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm 2013 lên 53,9 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012. 

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Pháp, Anh... là những thị trường chính Việt Nam xuất khẩu mây, tre, đan trong quí I/2013. Nổi bật lên hơn cả là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 11,9 triệu USD, chiếm 22,1% thị phần, tăng 18,67% so với 3 tháng năm 2012. 

Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì gốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là các mặt hàng chính. Ba tháng đầu năm 2013, Nhật Bản đã nhập khẩu 8,3 triệu USD hàng mây tre đan từ thị trường Việt Nam, giảm 4,67% so với cùng kỳ năm trước. 

Tổng Giám đốc Công ty tư vấn doanh nghiệp Sense of Life (Nhật Bản) cho biết, mặc dù kinh tế khó khăn, sức mua giảm sút đáng kể nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản, đồng thời cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được những xu thế trong kinh doanh của người Nhật Bản để đưa ra chiến lược xuất khẩu phù hợp. 

Một lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật là trong quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý: Xử lý mau lẹ các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, có dịch vụ chăm sóc sau bán hàng, làm rõ nguồn cung cấp nguyên vật liệu, không sử dụng lao động trẻ em, hiểu được người sản xuất. 

Đề xuất phương hướng cho xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, thiết kế sản phẩm là vấn đề nan giải nhất hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam, Muốn xuất khẩu tốt sang thị trường này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khâu thiết kế sản phẩm nhưng không nên chỉ đơn thuần chạy theo thiết kế mà phải đảm bảo cả tính năng sử dụng của sản phẩm nữa. Ngoài ra, cần chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm độc đáo mang tính khu vực của Việt Nam (sản phẩm vùng) mà vẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật. 

Đối với thị trường Đức – ba tháng đầu năm Việt Nam đã thu về 6,1 triệu USD hàng mây tre đan từ Đức – đây là thị trường đứng thứ ba về kim ngạch trong bảng xếp hạng, tuy nhiên lại giảm 18,33% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại ViGea tại CHLB Đức, thì Đức có nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản, hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ... rất lớn. Mỗi năm, CHLB Đức phải chi hàng trăm triệu USD để nhập khẩu các loại nông sản và hàng tiêu dùng, nếu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có giá nhân công rẻ... và hợp tác, liên kết chặt chẽ trong việc duy trì ổn định chất lượng sản phẩm thì hoàn toàn có khả năng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường CHLB Đức. 

Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Đức, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được một lối đi riêng. Chúng ta không thể cạnh tranh bằng hàng hóa sản xuất đại trà, giá rẻ với hàng Trung Quốc hay các loại sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ chất lượng cao của Hàn Quốc, Nhật Bản... mà phải "thổi" được văn hóa Việt vào từng sản phẩm, với nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có và bàn tay tài hoa của người thợ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đưa hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ vào thị trường Đức. 

Thống kê thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm tháng 3,3 tháng 2013 

ĐVT: USD 

 

KNXK T3/2013

KNXK 3T/2013

KNXK 3T/2012

% SS +/- KN so cùng kỳ

tổng KN

17.597.883

53.972.913

50.973.801

5,88

Hoa Kỳ

4.239.410

11.959.528

10.078.009

18,67

Nhật Bản

3.254.863

8.365.826

8.776.029

-4,67

Đức

2.214.864

6.161.139

7.543.934

-18,33

Nga

960.672

3.612.785

1.290.560

179,94

Pháp

575.960

2.266.708

1.487.236

52,41

Anh

617.983

1.982.905

1.482.348

33,77

Hà Lan

427.846

1.628.055

1.282.344

26,96

Canada

493.109

1.608.246

1.231.249

30,62

Hàn Quốc

574.515

1.556.442

1.136.957

36,90

Oxtrâylia

523.245

1.534.169

1.904.802

-19,46

Đài Loan

481.426

1.247.161

1.373.904

-9,23

Tây Ban Nha

342.060

986.363

1.194.678

-17,44

Ba Lan

160.213

905.264

1.115.110

-18,82

Thuỵ Điển

379.085

903.556

797.333

13,32

Italia

214.273

902.855

1.321.197

-31,66

Bỉ

159.196

636.238

1.361.709

-53,28

Đan Mạch

75.812

599.964

387.187

54,95

(Nguồn số liệu: TCHQ)

 Việt Nam hiện nằm trong tốp 3 Quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới, với tổng doanh số hơn 200 triệu USD/năm. Với nguồn nguyên liệu lớn sẵn có, nhân lực dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển ngành này vẫn còn gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại về nguồn nguyên liệu, mẫu mã, thị trường... 

Việc thiếu nguyên liệu, đặc biệt đối với ngành mây, tre đan đã được báo động từ 10 năm nay song đáng tiếc cho tới nay vẫn chưa có một chương trình hay kế hoạch nào khả quan để giải quyết khó khăn đó. 

Không phủ nhận rằng, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng thử nghiệm cây mây, song mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, hoặc có hình thành vùng sản xuất nhưng ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Khả năng tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp còn non kém. Đa số các doanh nghiệp đều sản xuất theo mẫu mã nước ngoài hoặc nhái lại và gia công cho tập đoàn nước ngoài nên bị ép giá. Mặt khác, việc tham gia các triển lãm và hội chợ trong và ngoài nước của các doanh nghiệp mây tre đan còn bị hạn chế bởi nguồn tài chính yếu... 

Để khắc phục những khó khăn này, theo ý kiến của các chuyên gia, chúng ta cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất, từ đó lên phương án cụ thể giải phóng mặt bằng hỗ trợ các đơn vị có yêu cầu mặt bằng sản xuất. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo nghề, xây dựng đội ngũ nghệ nhân, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt là phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đủ sức cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất. 

Đồng thời, chính quyền các cấp cần tạo mọi điều kiện, hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp liên kết, liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu (giao đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài, tham gia các chương trình/dự án trồng rừng sản xuất...). Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mây tre đan tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, hỗ trợ DN phát triển thị trường, liên kết liên doanh tạo sức cạnh tranh. 

Cùng với những chiến lược, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân những làng nghề, doanh nghiệp mây tre cũng cần chủ động hơn nữa trong việc hình thành mối liên kết, tạo sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm của mình. 

Hy vọng rằng, cùng với việc nhận thức đúng đắn về thực trạng, vị thế của ngành mây tre đan Việt Nam, với những động thái tích cực của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân, trong thời gian tới, ngành sản xuất mây tre đan xuất khẩu của nước ta sẽ phát triển nhanh và bền vững. 

Theo Bộ Công Thương

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói kim ngạch tăng nhẹ (11/27/2014 9:31:16 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tăng 9,31% (8/27/2014 10:06:57 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói quý I/2014 tiếp tục tăng trưởng về kim ngạch (5/6/2014 11:14:48 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng đầu năm giảm 2,47% kim ngạch (3/1/2014 9:21:25 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Thị trường xuất khẩu mây, tre, cói thảm 10 tháng 2013 (12/4/2013 10:34:14 AM)
Kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói thảm tiếp tục tăng trong 9 tháng 2013 (10/29/2013 10:57:55 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tiếp tục tăng trưởng (10/10/2013 9:26:01 AM)
Cơ hội cho hàng Việt vào Ý (8/22/2013 9:41:58 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt 9,7 tỉ USD (5/7/2013 9:45:00 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ucraina quí I/2013 tăng so với cùng kỳ (5/7/2013 9:44:13 AM)
Xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 4 tăng 64% (5/7/2013 9:42:28 AM)
Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 3 tháng đầu năm tăng nhẹ về kim ngạch (5/7/2013 9:41:57 AM)
Mức cộng của cà phê Indonesia tăng, xuất khẩu bị trì hoãn (5/7/2013 9:41:10 AM)
Thái Lan áp đặt thuế chống bán phá giá thép phẳng nhập khẩu từ Ấn Độ (5/7/2013 9:40:36 AM)
Quí I/2013, xuất khẩu sắn và sản phẩm tăng trưởng cả về lượng và trị giá (5/6/2013 9:33:00 AM)
Nhiều tiềm năng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Brazil (5/6/2013 9:29:23 AM)
Xuất khẩu điện thoại dự kiến vượt mức 20 tỉ USD (5/6/2013 9:26:56 AM)
Gạo Việt đang bị ép giá (5/6/2013 8:41:11 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com