Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm tăng cả về lượng và trị giá

5/15/2013 9:54:08 AM

Là nước nông nghiệp nhưng với ngô, Việt Nam liên tục phải nhập khẩu theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2012, có hơn 1,6 triệu tấn ngô được nhập khẩu, tăng hơn 66% so với năm trước đó.

Số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho thấy, 3 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 410,2 nghìn tấn ngô, trị giá 142,1 triệu USD, tăng 0,15% về lượng và tăng 13,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 3/2013, nhập khẩu ngô tưang 214,8% về lượng và tăng 204,6% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 244,8 nghìn tấn, trị giá 82,33 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu ngô từ 6 thị trường trên thế giới, trong đó Ấn Độ là thị trường có lượng ngô nhập khẩu nhiều nhất 367,4 nghìn tấn, chiếm 89,5% tổng lượng ngô nhập khẩu của cả nước, với kim ngạch 114,5 triệu USD, tăng 0,43% về lượng và tăng 9,16% về trị giá so với 3 tháng năm 2012.

Đứng thứ hai sau Ấn Độ là thị trường Cămpuchia, với 18,4 nghìn tấn, trị giá 5,8 triệu USD, tăng 95,81% về lượng và tăng 88,42% về trị giá so với cùng kỳ.

Tuy đứng thứ ba về lượng nhập trong 3 tháng đầu năm, nhưng Thái Lan là thị trường sự tăng trưởng vượt lên hơn cả so với các thị trường khác, tăng 128,24% tương đương với 12,2 nghìn tấn, trị giá 11,5 triệu USD, tăng 79,83%.

Trong số 6 thị trường nhập khẩu trong thời gian này, thì Việt Nam nhập khẩu ngô từ thị trường Achentina giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ, giảm lần lượt 89,31% và giảm 86,72% tương đương với 2,3 nghìn tấn, trị giá 852,1 nghìn USD.

Thị trường nhập khẩu ngô quý I/2013

ĐVT: Lượng (Tấn); Trị giá (USD)

 

3T/2013

3T/2012

% so sánh

 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

lượng

tri giá

Tổng KN

410.243

142.116.512

409.634

125.045.544

0,15

13,65

Ấn Độ

367.486

114.512.212

365.922

104.904.951

0,43

9,16

Cămpuchia

18.490

5.880.450

9.443

3.120.900

95,81

88,42

Thái Lan

12.293

11.577.926

5.386

6.438.140

128,24

79,83

Lào

5.080

1.279.120

4.060

1.012.000

25,12

26,40

Achentina

2.328

852.153

21.783

6.416.625

-89,31

-86,72

Hoa Kỳ

145

127.769

83

62.870

74,70

103,23

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu Đông Nam Á về năng suất và tỷ lệ áp dụng giống ngô lai. Sau 20 năm phát triển ngô lai, đã từng bước xây dựng được hệ thống nghiên cứu cây ngô tập trung ở các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm, công ty.

Hệ thống phân phối hạt giống, từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực chế biến, bảo quản hạt giống và sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị cây ngô trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, hình thành nên ngành sản xuất ngô. Tuy nhiên, cây ngô đang đứng trước những áp lực mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

- Sản xuất ngô ở trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

- Diện tích, năng suất ngô trong những năm gần đây có xu hướng không tăng.

- Áp lực cạnh tranh với một số cây trồng khác và sản phẩm nhập nội ngày càng cao.

Ngoài áp lực về tăng sản lượng ngô do nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng nhanh, thì trong những năm gần đây cây ngô còn phải chịu một số áp lực khác khi diện tích, năng suất có xu hướng không tăng. Nguyên nhân:

- Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng ngô hạt thì cây ngô không còn được quan tâm như giai đoạn trước, ít được nhắc tới trong các báo cáo tổng kết của ngành, hội nghị phát triển cây vụ đông…

- Sự suy giảm diện tích ngô đông ở vùng ĐBSH.

- Chính sách nhập khẩu ngô hạt đã tác động gián tiếp tới sản xuất ngô ở trong nước.

- Bộ giống ngô lai mặc dù đã có sự cải tiến nhưng chưa có sự đột phá về năng suất và khả năng chống chịu.

- Khả năng đầu tư của nông dân bị suy giảm do giá giống và vật tư ngày càng tăng cao.

Đấy là một số lý do có thể giải thích tại sao diện tích và năng suất cây ngô trong những năm gần đây có xu hướng không tăng, thậm chí còn giảm. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần phải có những giải pháp để có thể tăng thêm 1 triệu tấn ngô hạt.

Một số giải pháp

Trước hết, từ những bài học kinh nghiệm phát triển cây ngô giai đoạn 1975-1990; 1991 đến nay cho thấy cây ngô muốn phát triển phải được đặt đúng vị trí là cây lương thực thứ 2 sau lúa nước và là cây màu quan trọng nhất, thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát của Bộ NN-PTNT thể hiện qua chính sách, mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Thứ hai, cần gấp rút điều chỉnh quy mô sản xuất: Bộ NN-PTNT, một số cơ quan nghiên cứu đã tổ chức hội thảo về giải phát phát triển cây ngô, sản xuất ngô hạt thương phẩm phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi, tập trung ở một số nội dung sau:

- Tăng diện tích sản xuất ngô lên 1,3 triệu ha năm 2015 với năng suất 4,8 tấn/ha, chúng ta sẽ có 6 triệu tấn ngô hạt.

- Chuyển đổi 1,5 - 2 triệu tấn gạo sang chế biến thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở phát triển lợi thế sản xuất lúa gạo.

- Đưa diện tích trồng ngô biến đổi gen lên 30% vào năm 2015, mức tăng năng suất 10% so với hiện nay chúng ta sẽ giải quyết được 1 triệu tấn ngô hạt.

Trong 3 giải pháp trên, theo ý kiến riêng cá nhân tôi thì giải pháp điều chỉnh quy mô sản xuất là có tính khả thi cao nhất, hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay bởi các lý do sau:

- Tiềm năng mở rộng diện tích cây ngô vẫn còn lớn.

- Điều chỉnh, chuyển đổi một số diện tích đang trồng các loại cây trồng khác sang trồng cây ngô, tốn ít thời gian, chỉ cần có chủ trương và chính sách phù hợp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân trên cơ sở phân chia lợi nhuận hợp lý.

Đây cũng là giải pháp thường được áp dụng khi muốn tăng nhanh sản lượng. Như vậy, chúng ta cần mở rộng diện tích và chuyển đổi một số diện tích trồng các loại cây trồng khác sang trồng ngô với tổng diện tích khoảng 200.000 ha, được phân bổ trên cơ sở quỹ đất sản xuất nông nghiệp của các vùng: Vùng trung du miền núi phía Bắc khoảng 80.000 ha; Tây Nguyên 40.000 ha; ĐBSH 30.000 ha và ĐBSCL 30.000 ha; vùng Bắc Trung bộ 20.000 ha.

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Đức - thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong khu vực EU (5/15/2013 9:53:28 AM)
Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2013 tăng 11% (5/15/2013 9:52:51 AM)
Xuất khẩu khối FDI liên tục tăng (5/15/2013 9:52:19 AM)
Xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử cả nước đã đạt 7 tỉ USD (5/15/2013 9:51:22 AM)
Xuất khẩu rau quả chưa bền vững (5/14/2013 9:35:22 AM)
Cơ hội tăng xuất khẩu cá tra sang Uzbekistan (5/14/2013 9:34:51 AM)
Xuất khẩu thủy sản khởi sắc (5/14/2013 9:34:19 AM)
Xuất khẩu 4 tháng đầu năm sụt giảm (5/14/2013 9:17:33 AM)
Nam Phi vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi (5/13/2013 10:16:26 AM)
Việt Nam mở cửa thị trường cho thịt bò Uruguay (5/13/2013 10:15:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com