Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu đồ gỗ khởi sắc

8/21/2013 9:40:47 AM

Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có dấu hiệu hồi phục sau nhiều năm sụt giảm bởi ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang lo không tận dụng hết cơ hội này.

 

Yếu tố giúp thị trường hồi phục, ngoài nguyên nhân chính do nhu cầu thế giới tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp Việt Nam còn nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu từ Trung Quốc chuyển qua. Sự dịch chuyển này diễn ra từ trước đây nhưng năm nay thể hiện rõ nhất. Nhiều doanh nghiệp tăng số lượng đơn đặt hàng từ 20 – 30%.

 

"Thiên thời"

 

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất, giá nhân công Trung Quốc tăng, đồng nội tệ mạnh và các yếu tố chính sách khác của Trung Quốc làm phát sinh chi phí đầu vào cao hơn, khiến cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ đang đầu tư tại Trung Quốc phải chuyển sang các nước khác để gia công. Ngoài ra, các nhà đầu tư vào Trung Quốc cũng đang áp dụng chính sách Trung Quốc cộng một nhằm giảm bớt rủi ro, Việt Nam là một trong các quốc gia được hưởng lợi.

 

Theo bà Đỗ Thị Bích Sâm, tổng giám đốc công ty Bảo Hưng, từ đầu năm đến nay số lượng khách hàng Nhật đặt hàng công ty tăng 60%. Những khách hàng này bỏ thị trường Trung Quốc có lẽ vì nhiều lý do nhạy cảm như chính trị, chính sách, họ muốn thêm những nhà sản xuất mới làm đối trọng với Trung Quốc. Năm ngoái, Bảo Hưng có doanh thu xuất khẩu 5 triệu USD thì năm nay dự kiến sẽ đạt 8 triệu USD. Bà Sâm hy vọng sang năm tới, doanh thu sẽ tăng hơn nữa.

 

Nếu so sánh yếu tố chất lượng, có thể khẳng định sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, được người dùng ưa chuộng do doanh nghiệp cố gắng hoàn thiện dây chuyền công nghệ, nhân công Việt Nam có tay nghề cao. Vì vậy, theo bà Ngô Thị Hồng Thu, phó tổng giám đốc công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), việc có nhiều đơn hàng từ Trung Quốc chuyển qua Việt Nam, còn xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thị trường, các khách hàng có vẻ tin tưởng chất lượng đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam hơn là có xuất xứ từ Trung Quốc.

 

Dấu hiệu quá tải

 

Ông Vũ Tiến Thành, phó tổng giám đốc công ty Tavico, cũng cho biết công ty đang tăng về đơn hàng lên khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cố gắng chuẩn bị để đón nhận mức tăng thêm vào năm 2014.

 

Ông Đặng Văn Long, giám đốc công ty Đăng Long cho biết đơn đặt hàng năm nay tăng lên 30% và chủ yếu là khách hàng Mỹ, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng, chính vì vậy công ty phải mở rộng nhà xưởng, đáp ứng các yêu cầu của khách về các chính sách an toàn, tiền lương cho nhân công.

 

Nhiều tín hiệu khả quan nhưng các doanh nghiệp lại đang ở thế lúng túng. Nếu đơn đặt hàng tiếp tục tăng mạnh như hiện nay sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp không đủ năng lực đáp ứng. Bà Ngô Thị Hồng Thu cho biết: "Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường mục tiêu như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc hồi phục mạnh mẽ. Bây giờ doanh nghiệp không dám nhận các hợp đồng giao ngắn hạn trong thời gian ba, bốn tháng, thậm chí là nửa năm vì không đủ năng lực về tài chính, nhân công, nguyên liệu".

 

Ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho rằng: "Có thể có sự dịch chuyển các đơn đặt hàng lớn tới Việt Nam trong năm tới. Các doanh nghiệp phải tự mình chuẩn bị đón nhận bằng cách tăng cường năng lực sản xuất và nhân công lành nghề... Năm nay là thời điểm tốt để làm mới, đón đầu cơ hội. Hiệp hội đang giúp cho các doanh nghiệp huấn luyện kiến thức để chuyển đổi sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang đồ trong nhà, là những đơn đặt hàng mà các nước đang có nhu cầu lớn và là các đơn đặt hàng sắp đến với Việt Nam..."

 

Doanh nghiệp FDI... "tay trên"

 

Các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cũng thừa nhận họ không có nhiều cơ hội tiếp nhận các đơn hàng xuất khẩu đồ gỗ lớn vốn đang tăng mạnh hiện nay, do tiềm lực không cho phép. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bảy tháng đầu năm 2013 đạt 2,91 tỉ USD tăng 12,65%, nhưng thị phần chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ông Đặng Văn Long cho biết các doanh nghiệp FDI, chủ yếu là của Đài Loan, Trung Quốc, họ có nguồn khách hàng ổn định, nhà xưởng quy mô và nguồn vốn lớn, do đó họ có thể có đơn hàng lớn.

 

Bà Hồng Thu phân tích, khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 khiến doanh nghiệp Việt Nam rơi rụng khá nhiều, nay hầu như không còn tên tuổi nào mạnh. Ngay như Trường Thành, trước đây luôn đứng tốp đầu xuất khẩu, nhưng gần hai năm nay cũng không còn giữ được phong độ.

 

Tiềm lực tài chính là hạn chế lớn nhất đối với doanh nghiệp trong nước, họ phải phụ thuộc tới 70 – 80% vốn lưu động từ ngân hàng, nhưng vài năm nay ngân hàng siết lại hạn mức vay nên doanh nghiệp nào cũng thiếu vốn. "Một doanh nghiệp thường vay của nhiều ngân hàng. Nếu mỗi nhà băng siết lại định mức vài chục phần trăm thì doanh nghiệp còn vốn đâu nữa mà sản xuất, vì thông thường phải mất hai đến ba tháng sau khi giao hàng nhà nhập khẩu mới trả tiền", bà Thu nói. 

Theo BÁO ĐIỆN TỬ SÀI GÒN TIẾP THỊ MEDIA

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội cho ngành gỗ (6/17/2014 10:33:09 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
Xuất khẩu đồ gỗ tăng mạnh, đạt 1,4 tỷ USD (3/31/2014 9:24:48 AM)
Xuất khẩu gỗ có nhiều lợi thế (3/11/2014 10:23:36 AM)
Tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gỗ tăng 3,8% (2/10/2014 9:42:40 AM)
Gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục trong câu lạc bộ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (11/19/2013 11:02:49 AM)
Xuất khẩu gỗ sẽ đạt 5,4 tỉ USD (11/8/2013 10:35:17 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu nông sản hồi phục nhờ đồ gỗ và thủy sản (10/1/2013 9:56:10 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nhập khẩu ôtô tăng cả lượng và trị giá (8/20/2013 9:50:11 AM)
Nhập khẩu thủy sản 6 tháng đạt gần 300 triệu USD (8/20/2013 9:47:53 AM)
Xuất khẩu của Ấn Độ tăng 11,6% trong tháng 7/2013 (8/20/2013 9:30:42 AM)
Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh xuất khẩu da (8/20/2013 9:30:10 AM)
Tháng 7, cả nước xuất siêu 379 triệu USD (8/19/2013 10:22:13 AM)
Xuất khẩu sang Malaysia đạt 2,43 tỷ USD (8/15/2013 9:55:40 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Pháp tăng trưởng (8/15/2013 9:38:58 AM)
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU (8/15/2013 9:38:23 AM)
Nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng (8/15/2013 9:36:24 AM)
7 tháng đầu năm 2013: Kim ngạch nhập khẩu gần 1,4 tỷ USD (8/15/2013 9:25:02 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com